Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 563
Điểm GP 64
Điểm SP 947

Người theo dõi (234)

Sully
Duy Đạt
nam hà
Rt6yg R5r

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trong câu hỏi này có các ý như sau:

Thứ nhất về nội dung và ý nghĩa của bản tuyên ngôn:

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, được viết bởi Thomas Jefferson và tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.

Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu, quyền sở hữu được Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.

Như vậy thì có thể thấy rằng:

* Nội dung chính bao gồm:

- "Tuyên ngôn Độc lập" xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

- Tuyên ngôn khẳng định : Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

* Tính chất tiến bộ:

Bản "Tuyên ngôn Độc lập" đã nêu bật tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, lần đầu tiên các quyền con người và quyền công dân được thừa nhận. Nó nêu cao nguyên tắc bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.

Câu trả lời:

Đây là một câu hỏi rất hay. Cô đã tìm hiểu, có một số ý sau nhé!

Sau chiến thắng đại phá quân Thanh, Quang Trung - Nguyễn Huệ thực hiện nhiều biện pháp ngoại giao tích cực, phát triển quan hệ giao hảo Việt Nam - Trung Quốc. Vua Quang Trung thực hiện dựng nước theo đường lối ''Quốc phú, dân cường, Nội yên ngoại tĩnh”.

Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ hạ chiếu khuyến nông, thực hiện ''chính sách để dân giàu”, ra lệnh buộc những dân phiêu tán phải “trở về quê quán khai khẩn ruộng hoang”. Ông nêu rõ mối quan tâm của ông đối với việc này: ''Đây là chính sách buổi đầu, hướng dân chăm nghề gốc. Lệnh ban ra phải thi hành”. Nhờ Chính sách này, từ năm 1790 đến 1794 năm nào cũng được mùa, đất nước yên bình.

Để thực hiện phát triển Công thương nghiệp, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ viết thư yêu cầu Phúc An Khang ở Quảng Tây ''Mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng để làm lợi cho dân chúng”, để cho buôn bán và tiền tệ hai nước được lưu thông.

Vua còn hạ chiếu khuyến học, cho lập các nhà học ở các xã, phủ, huyện. Trong chiếu chỉ rõ ''dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc. Ông cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm và cho làm sách sử.

Quang Trung Nguyễn Huệ biết dùng người, quý người, trọng người hiền tài, biết dung nạp, biết động viên. Nhà vua ra chiếu cầu hiền, lời lẽ rất khiêm tốn, chân thành: "Từng nghe người hiền xử thế giống như sao sáng bầu trờii. Sao sáng tát hướng về Bắc Đẩu, người hiền tất giúp việc Thiên Tử. Nhược bằng giấu mình ẩn tiếng, có tài không dùng tài giúp đời, thì đó không phải là ý trời sinh người hiền. . .”. Tấm lòng ưu ái, tin cậy, quý người của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã thu hút được nhiều Nho sĩ, nhiều bậc hiền tài quy tụ, để cùng thau làm việc nước. Nhiều người tài của triều đình cũ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy tích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Vũ Huy Tấn, Ninh Tốn. . . đều đã hết lòng ra phục vụ triều đại Tây Sơn.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ rất quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức lực lượng vũ trang để dẹp tan các lực lượng phản động ở Bắc Hà, giải phóng miền Gia Định khỏi ách thống trị của Nguyễn Ánh.

Trên mặt trận văn hoá, Quang Trung Nguyễn Huệ có những khai phá mới, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thức của Quốc gia. Ông coi trọng bảo vệ các di sản văn hoá, ý thức trân trọng truyền thống văn hoá được bộc lộ rõ và đầy đủ: ''Nay mai dựng lại nước nhà, bia ngà lại dựng trên toà muôn gian”.

Câu trả lời:

Em có thể tham khảo nhé!

- Phong trào cách mạng 1930-1931, là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Một đảng non trẻ mới ra đời đã lãnh đạo 1 phong trào rộng lớn trogn cả nước, phong trào đã đạt được 1 số kết quả nhất định chứng minh sự lãnh đạo sang suốt của Đảng. Các phong trào yêu nước trước năm 1930 thường là do các giai cấp hoặc 1 số tổ chức lãnh đạo nhưng đều thất bại và chấm dứt vai trào lãnh đạo phong trào cứu nước
- Đây là một phong trào cách mạng triệt để, có đường lối chính trị đúng đắn, nhằm chống lại kẻ thù của dân tộc là đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai. Lần đầu tiên cương lĩnh được đưa ra thực hiện đã nhằm trúng 2 kẻ thù của cách mạng Việt Nam là đế quốc pháp và phong kiến tay sai, qua đó đã thể hiện được đây là 1 cương lĩnh cứu nước hoàn toàn đúng đắn, sang tạo. Các phong trào yêu nước trước năm 1930 thường chỉ đấu tranh chống lại đế quốc Pháp và chưa chống lại phong kiến tay sai và chưa có đường lối chính trị đúng đắn nên nhiều phong trào đều có kết cục thất bại
- Diễn ra trên quy mô cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị; từ các nhà máy đến các hầm mỏ và đồn điền nhưng mang tính thống nhất cao vì đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 1 đảng mới lên cầm quyền nhưng đã lãnh đjao 1 phong trào có quy mô rộng lớn khắp cả nước, diễn ra trên ở nhiều nơi, thành thị, nông thôn, nhà máy xí nghiệp và tất thảy đều hướng đến mục tiêu chung là chống đề quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày với 1 mức độ thống nhất cao, diễn ra nhịp nhàng. Phong trào yêu nước trước năm 1930 còn diễn ra lẻ tẻ, tự phát nhiều nên dễ dàng bị pháp đàn áp và quy mô nhỏ lẻ.
- Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp nhân dân ở thành thị, từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, phong trào đã diễn ra với sự liên kết công nhân với nông dân vô cùng chặt chẽ. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam công nhân và nông dân lien kết với nhau tạo thành 1 khối liên minh vững chắc dưới sự lãnh đjao của ĐCSVN, thành phần tham gia cũng nhiều đối tượng giai cấp khác nhau. Phong trào yêu nước trước 1930 thì thành phần tham gia chưa nhiều, chưa lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia vì lợi ích cũng chỉ dành cho 1 bộ phận, 1 giai cấp nhất định
- Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt:
+ Phong phú: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khoá của học sinh, sinh viên, bãi thị của tiểu thương, những cuộc mít tinh của nhiều tầng lớp xã hội, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu…
+ Quyết liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường buộc bọn thống trị phải chấp nhận yêu sách, thành lập các đội tự về đỏ, làm tan rã bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi, nhất là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
+Các phong trào yêu nước trước năm 1930 cũng có biểu tình, bãi công, bãi khóa nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ ở 1 số địa phương nhất định, mức độ cao nhất mà các phong trào yêu nước trước 1930 làm là khởi nghĩa nhưng thất bại nhanh chóng tiêu biểu là khởi nghĩa yên bái bị thực dân Pháp đàn áp dã man, chưa thành lập được chính quyền mới
=>Với tất cả những ý trên đã chứng minh thấy phong trào cách mạng 1930-1931 thực sự là bước phát triển hơn hẳn so với các phong trao yêu nước trước đó, và đây cũng là sự chuẩn bị thứ 2 và là lần diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng Tám sau này