HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Trong đất có thể xảy ra quá trình chuyển hóa nitơ phân tử (NO3 N2), quá trình này gọi là gì?
A. Đồng hóa nitơ.
B. Cố định nitơ.
C. Amoni hóa.
D. Phản nitrat.
Ở một loài ngẫu phối, một gen có 2 alen là : gen A quy định tính trạng trội, gen a quy định tính trạng lặn. Trong quần thể hiện tại tỉ lệ kiểu gen là 0,6 AA : 0,4 Aa. Biết rằng hợp tử mang cặp gen aa không có khả năng sống sót. Cho các nhận định sau cấu trúc di truyền của quần thể:
I. Ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sẽ là 0,67 AA : 0,33 Aa.
II. Tỉ lệ tần số alen A/a sau 3 thế hệ là 7/1.
III. Tần số của alen A tăng dần, tần số alen a giảm dần qua các thế hệ.
IV. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm dần qua các thế hệ.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
A. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý
B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác chưa hết tiềm năng
C. Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C: Khai thác hợp lý
D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu nhiệt dưới cao hơn
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt dưới thấp hơn