HP xây dựng một dãy số vô hạn A từ dãy các số nguyên dương bằng cách lần lượt xét các số tự nhiên bắt đầu từ 1 và lần lượt chọn các số cho dãy A theo quy tắc: Chọn một số chia hết cho 1 (hiển nhiên là số 1), sau đó là hai số chia hết cho 2, tiếp theo là 3 số chia hết cho 3, 4 số chia hết cho 4, 5 số chia hết cho 5…. Như vậy các số đầu tiên của dãy A là: 1, 2, 4, 6, 9, 12, 16, 20, 24, 28, 30, 35, 40, 45, 50, 54, …..
Yêu cầu: Cho số tự nhiên N, hãy xác định số thứ N của dãy số như trên?
Dữ liệu vào
- Chứa duy nhất số N (1≤ N ≤107).
Kết quả
- Ghi ra số thứ N tìm được.
Ví dụInput
10
Output
28
Cho 2 số nguyên dương a và N (a<= 100; N<=106)
Tìm chữ số tận cùng của aN
Dữ liệu vào:
2 số a và N cách nhau 1 khoảng trắng.
Kết quả:
1 số duy nhất là kết quả tìm được
Ví dụinput
2 5
output
2
Giải thích ví dụ: 2 mũ 5 là 32, chữ số tận cùng của 32 là 2
Bao lì xì (20 điểm)
Tết Nguyên Đán là một dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc
nhất ở Việt Nam. Vào dịp này trẻ em ai ai cũng được mọi người tặng cho những
bao lì xì may mắn. Dì Năm có n bao lì xì và muốn tặng cho Khánh k bao lì xì. Khánh
còn nhỏ nên không biết nên chọn những bao lì xì nào. Bạn hãy giúp Khánh nhé.
Yêu cầu: Tìm tổng số tiền lớn nhất mà Khánh có thể nhận được.
Input:
- Dòng đầu tiên gồm 2 số nguyên dương n, k lần lượt là số bao lì xì dì Năm
có và số bao lì xì được tặng. (n ≤ 10 5 )
- Dòng thứ 2 gồm n số nguyên dương a i là số tiền của các bao lì xì đó. (1 ≤
a i ≤10 9 )
Output:
- Gồm 1 dòng duy nhất là tổng số tiền nhận được.
Ví dụ:
Nhập từ bàn phím In ra màn hình
5
15 22 11 23 5
70
Ami, Thánh Ngốc và XXX cả ngày những người đồng môn, khác chí hướng, khác gu thời trang, khác gu chọn người yêu và khác vô số những lĩnh vực khác. Nhưng cả 3 bạn đều crush TN – một điểm chung không ai mong muốn và ngờ đến. Nhưng TN chỉ có 1 mà lại có đến 3 bạn nam, vậy ai ăn, ai nhịn ? Một vấn đề hóc búa như thế khiến 3 bạn ngày đêm suy nghĩ, tìm giải pháp sao cho vừa thật đơn giản, lại không làm sứt mẻ tình huynh đệ đồng môn.
Sau bao ngày trằn trọc, Ngốc đề xuất : đánh caro theo lượt vòng, ai thằng được nhiều trận nhất sẽ có cơ hội tiếp cận TN. Nhưng giải pháp này cực kì không ổn, vì ai cũng biết Ami là đương kim đại cao thủ caro của trường LQĐ, lần cuối cùng AMI bị đánh bại là do đánh với chính Ngốc, và vì Ngốc là bạn đồng môn, cậu ấy nhường cho Ngốc một trận thắng. Tất nhiên giải pháp này bị loại bỏ.
Lại thêm một thời gian dài dằng dặc suy nghĩ, lần này XXX cả ngày lại đề nghị : code một bài tập, ai A/C nhanh nhất sẽ một mình một ngựa tán tỉnh TN. Cả 3 bạn đều thấy bùi tai, bèn tìm đến ĐNTL nhờ ra đề để đảm bảo tính công bằng. Nhưng trớ trêu thay, đề của ĐNTL ra quá dễ, cả 3 bạn đều A/C trong thời gian mà máy tính không để đong đếm được (0,000.....000001s) và bộ nhớ sử dụng đều là 0Kb. Giải pháp này rơi vào ngõ cụt.
Cuối cùng Ami đưa ra lựa chọn cuối cùng, cả 3 bạn hãy oẳn tù tì, ai thua sẽ rời bỏ cuộc chơi. Quá hay, quá nhẹ nhàng, quá đỉnh cao lại đảm bảo sự công bằng, bảo vệ tình đồng môn, cả 3 bạn đồng ý.
3 bạn sẽ đồng thời ra 1 trong 3 số (1 , 2 , 3). Người chơi ra số 1 thằng người chơi ra số 2, người chơi ra số 2 thằng người chơi ra số 3 , người chơi ra số 3 thằng người chơi ra số 1. Do cả 3 bạn đồng thời chơi oẳn tù tì, nên sẽ có lúc không phân định được ai sẽ rời bỏ cuộc chơi, (chẳng hạn 3 bạn ra 3 số khác nhau, hoặc 3 bạn ra 3 số giống nhau). Bạn hãy xác định xem trong ván đấu đó, có ai phải rời bỏ cuộc chơi hay không.
Dữ liệu vào:
3 số nguyên dương a , b , c (a , b ,c <= 3).
Kết quả:
Các bạn cần in ra 1 nếu trong ván đấu đó, có người phải rời bỏ cuộc chơi. Nếu không ai rời bỏ cuộc chơi, hãy in ra 0,
Ví dụInput
1 1 2
Output
1
Input
1 2 3
Output
0
Levi mở cửa hàng bán quần áo, anh ta có 1 đống tất mà cần phải ghép đôi theo màu để bán. Mỗi màu có thể được biểu diễn bởi 1 số nguyên dương. Hãy xác định giúp anh ta biết anh ta có thể có tối đa bao nhiêu đôi tất cùng màu.
Dữ liệu vào:
- Dòng đầu tiên gồm 1 số nguyên n đại diện cho số chiếc tất (1<=n<=100)
- Dòng thứ 2 gồm n số nguyên dương, mỗi số cách nhau bởi 1 dấu cách (các số này không lớn hơn 100)
Dữ liệu ra:
- Gồm 1 số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụInput:
7
1 2 1 2 1 3 2
Output:
2
Sau kì nghỉ Tết, thầy Hải trở lại trường lớp dạy thuật toán và cấu trúc dữ liệu. Năm nay thầy Hải chào đón học sinh bằng một bài tập về mảng cơ bản.
Thầy Hải cho bạn 2 mảng A và B (mỗi mảng đều có N phần tử) và yêu cầu bạn in ra một mảng mới Cgồm N phần tử trong đó phần tử thứ i có giá trị: C[i] = A[i] + B[i] ( 1 <= i <= N ).
Input:
- Dòng đầu tiên là số N
- Dòng thứ 2 gồm N phần tử của mảng A
- Dòng thứ 3 gồm N phần tử của mảng B
Output:
- Gồm 1 dòng là N phần tử của mảng C
Ví dụInput:
5 1 2 3 4 5 4 5 3 2 10
Output:
5 7 6 6 15
Giới hạn:
1 <= N <= 100000
1 <= A[i] <= 100000
1 <= B[i] <= 100000
Trong ngày thực tập đầu tiên, thầy Hải có một câu đố nho nhỏ cho các học sinh của mình. Cho một số nguyên n, hãy kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không?
Số nguyên tố là số tự nhiên khác 0 chỉ có hai ước số dương phân biệt là 1 và chính nó.
Input:
- Gồm một dòng duy nhất là số nguyên n ( |n| <= 1012 )
Output:
- In ra YES nếu n là số nguyên tố. Ngược lại in ra NO.
Ví dụInput:
9
Output:
NO
Input:
7
Output:
YES