Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 18
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (9)

Đạt Lê
Lê Chính
Lý Thái Hà Anh
HA HAI DUONG

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

Mình tự viết thế nên có chỗ ko hay, bạn cứ sửa nha

Hai câu thơ đầu tả hình ảnh con người trước hết, đây là bức tranh về vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động bằng bút pháp tả thực tác giả đã miêu tả các chàng trai miền biển có da rám nắng bởi họ phơi mình với nắng, với gió, với giông tố của biển khơi đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, vẻ đẹp của lao động. Câu thơ thứ hai tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả người dân chài. Hai chữ "nồng", "thở" đã miêu tả rất chính xác đời sống của người dân trên biển đầy khó khăn và thử thách. Thân hình của họ mang hơi thở mạnh mẽ, nồng nàn của biển, vì họ rất gần biển, yêu biển nên vị của biển đã ngấm vào làn da thớ thịt của họ. Vị xa xăm không chỉ là vị muối nồng đậm in dấu ở bất kỳ người đi biển nào mà còn mang ý nghĩa tượng trưng, gợi cảm, người dân chài trở thành những chiến binh kiên cường, dũng cảm trong sử thi, thần thoại. Như vậy, những người dân chài, những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, vừa trở nên gần gũi thân thương, vừa phi thường kỳ diệu. Con thuyền lao động ở làng chài cũng biết nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuyến ra khơi đầy vất vả. Nhưng đó không phải sự mệt mỏi mà là sự miệt mài, say sưa với làng bởi nó đã góp phần không nhỏ vào thành quả của lao động. Ở câu thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác qua từ nghe. Biện pháp tu từ đã khiến cho con thuyền trở nên có tâm hồn. Một tâm hồn rất tinh túy, biết suy nghĩ, tự lắng nghe và cảm nhận mùi chất muối (hương vị của biển) đọng, thấm trong cơ thể. Đó là tâm hồn đằm thắm, chất muối được cảm nhận thấm dần vào cơ thể, làm cho trở nên con thuyền dày dặn từng trải. Hình ảnh con thuyền phải chăng cũng chính là hình ảnh con người với chiều sâu cảm xúc, suy tư, đó là vẻ đẹp tâm hồn, sự cân bằng trong cảm xúc được nhà thơ cảm nhận bằng sự tinh tế, nhạy cảm, bằng tình yêu quê hương tha thiết.

Câu trả lời:

Nằm cách Hà Nội khoảng 1,070km Bình Định một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam là một điểm đến đầy thú vị với những người yêu thích du lịch khám phá . Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Bình Định những bãi biển tràn ngập ánh nắng mặt nước trong xanh thu hút rất nhiều khách du lịch đến nơi đây, được tận mắt ngắn cảnh đẹp thiên nhiên hung vĩ, biển cả bao la bát ngát ngập tràn gió lộng.

Bình Định là một mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chăm pa, di sản còn được lưu giữ tại đây là thành Đồ Bàn và tháp Chàm với một nghệ thật kiến trúc độc đáo. Hơn nữa Bình Định còn nổi tiếng bởi tinh thần thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như Bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn.

Do có một mạch nguồn văn hoá từ xa xưa. Nếu phía Bắc có nền văn hoá Đông Sơn, phía Nam có nền văn hoá Óc Eo thì Bình Định trung điểm của Miền Trung có nền văn hoá Sa Huỳnh – Trương Xe thừa hưởng một mạnh nguồn văn hoá đồ sộ và cổ xưa cùng với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước văn hoá Bình Định đã làm phong phú thêm cho mình. Với những đặc trưng về lịch sử, về văn hoá và con người nơi đây đã hình thành nên những nét ẩm thực vô cùng độc đáo của vùng đất này.

Bằng sự sáng tạo của mình, người dân Bình Định đã sáng tạo nhiều món ăn độc đáo ngon mà lại không quá cầu kỳ rất giản dị và bình dân nhưng lại làm say lòng bao du khách. Khi đến với mảnh đất Bình Định bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon độc đáo như: Bánh tráng, bánh ít, bánh cuốn Tây Sơn….

Và nơi đầu tiên bạn nên đặt chân đến đó là mảnh đất Tây Sơn - Bình Định, một nơi hội tụ kế thừa phát huy cao độ những giá trị tinh hoa độc đáo của nền văn hoá võ học cổ truyền của Việt Nam, không chỉ có thế Tây Sơn còn nổi tiếng với những món ăn vô cùng hấp dẫn, ấn tượng đầu tiên khi bạn đến nơi đây đó chính là những chiếc bánh tráng tròn được phơi trên những sạp tre xung quanh nhà, sân vườn dưới ánh nắng chói chang yên ả.

Bánh tráng đã có từ rất lâu đời, vào thời nhà Tây Sơn các vị tướng có lệch cho các nữ tướng trong đội quân của bà Bùi Thị Xuân làm một loại bánh có thể ăn trên đường hành quân, bà và các nữ tướng của mình đã nghĩ ra cách lấy bột gạo đã được xay nhuyễn tráng lên và đem phơi khô làm thành một loại lương khô để mang đi cho quân lính ăn trên đường hành quân, bánh tráng rất ngon và tiện lợi để khô ăn cũng dc, nhúng với nước ăn cũng được và nướng chín ăn lại càng ngon .

Tuỳ từng loại bánh tráng và mục đích sử dụng khác nhau Bánh tráng Bình Định có thể được làm theo nhiều cách, có những loại bánh tráng sử dụng mè đen và mè trắng nhưng đặc biệt khi cúng ông bà tổ tiên thường mọi người nơi đây để bánh trắng không sử dụng vừng. Đến với nơi đây bạn sẽ được nếm mùi vị của bánh cuốn Tây Sơn – Bình Định, bánh cuốn nơi đây vẫn được duy trì là món quà quê mang về trong những dịp cưới hỏi, giỗ chạp và đặc biệt hơn thế nữ bánh cuốn Tây Sơn - Bình Định đã trở thành món ăn truyền thống của người dân nơi đây, là một món ăn mà bất cứ du khách nào khi đặt chân đến nơi đây cũng muốn thưởng thức.

Một loại bánh tráng rất thịnh hành hiện nay, bánh tráng sau khi bánh phơi khô người ta sẽ nướng bánh và thoa lên đó một lớp trứng, ăn miếng bánh giòn tan, thơm của gạo ngậy của trứng một món ăn rất được các bạn học sinh thích thú mỗi khi tan học về.

Một trong những món ăn ngon tiếp theo của Bình Định rất nổi tiếng mà ai cũng biết đó chính là bánh ít lá gai, bánh nổi tiếng ngon bởi độ mềm, dẻo thơm của bột nếp, lá gai hoà quyện với vị ngọt của đường, vị bùi của đỗ của dừa và mùi hương cay nồng của gừng. Bánh được gói với lá chuối giống như hình tháp nhỏ xinh, để làm ra được những chiếc bánh ít thơm ngon đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ trong từng công đoạn và có lòng yêu nghề. Làm bánh trải qua ba công đoạn đó là làm vỏ bánh, nhân bánh và gói bánh tất cả công đoạn là một nghệ thuật của người làm bánh.

Trên khắp đất nước Việt Nam không biết bao nhiêu loại bánh ít như bánh ít nhân đậu xanh, bánh ít lá gai ở Sài Gòn nhưng bánh ít lá gai ở Bình Định lại là loại bánh mang một hương vị đặc trưng riêng làm nên con người cũng như tính cách con người BìnhĐịnh mộc mạc chân chất, gần gũi và thân thiện.

Một nơi có một nền văn hoá lâu đời , nhiều cảnh đẹp và đặc biệt có nhiều món ăn ngon truyền thống như vậy thật tiếc nếu bạn chưa từng đến Bình Định để thưởng thức. Nhưng nếu bạn bận chưa có điều kiện bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn ngon truyền thống của Bình Định.