Câu trả lời:
Bài 3: câu a :
Sử dụng định lý sau:
Nếu số tự nhiên N có khai triển thừa số nguyên tố là:
N = (p1^a1).(p2^a2)...(pn^an)
với p1;p2;...;pn là các số nguyên tố
a1;a2;...an là các số tự nhiên.
Thì: số các ước dương của N là (a1+1).(a2+1)...(an+1).
Chứng minh định lý chắc bạn cũng biết; nêu không thì chẳng giáo viên nào dám cho bài này.
Tới đây thì ta lần lượt thử:
Có 1 ước nguyên tố:
Cho p1=2 thế thì a1 =11 => N= 2048
Có 2 ước nguyên tố:
Cho p1=2; p2 =3 thế thì (a1;a2)=(5;1);(3;2);(2;3);(1;5) tính cụ thể thì thấy bé nhất là N= 72.
Có 3 ước nguyên tố:
Cho p1=2; p2=3; p3=5 thế thì a3 <3 do đó (a1;a2;a3) = (1;1;2); (2;1;1);(1;2;1) dễ thấy số bé nhất trong t/h này là: N=2^2 .3.5= 60
Có 4 ước nguyên tố: Cho p1=2; p2=3; p3=5; p4 =7 thế thì số ước dương của N >= 2.2.2.2 =16.
Có hơn 4 ước nguyên tố: Rõ ràng số ước dương lại càng lớn hơn.
Kết luận: 60 là số cần tìm.