Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 3842
Điểm GP 723
Điểm SP 3379

Người theo dõi (550)

Đang theo dõi (1)

Linh Phương

Câu trả lời:

ĐỀ 3

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúc chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nằng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm .Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.

a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn đầu của đoạn trích .
=>Thành phần biệt lập:
- Thành phần phụ chú : những màu vàng rất khác nhau
-Thành phần tình thái: có lẽ

b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên
=>BPTT chủ yếu: So sánh

c. Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả .(trả lời ngắn gọn và không phân tích )
=>Qua đoạn trsich, chúng ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sắc vàng như báo hiệu sự yên bình, ấm êm của chốn làng quê; qua đó bộc lộ niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước của tác giả.

Câu 2. Hãy viết một đoạn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống
Ôn tập ngữ văn 9
P/s: Chữ hơi khó đọc hh

Câu trả lời:

*Gợi ý:
LĐ1: giải thích ngắn gọn ý kiến
-''nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của t/g về số phận con người'' : là biểu hiện của tinh thần nhân đạo, sự đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với '' đứa con tinh thần'' trong tác phẩm.
LĐ2: Chứng minh trong qua n/v Lão Hạc( nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của Nam Cao)
-Lão là người nông dân hiền lành,lương thiện,giàu lòng tự trọng nhưng có số phận bất hạnh và cuộc đời cơ cực:(d/c) vợ lão chết sớm, con trai vì không có tiền cưới vợ bỏ đi đồn điền cao su.Cùng một lúc lão phái đối mặt với bao đau khổ, cái đói, cô đơn, ốm đau bệnh tật,...
-Lão yêu thương con, buồn vì gia cảnh mà khiến con không có được hạnh phúc => Nhưng lão hoàn toàn bất lực, đau đớn nhìn con bỏ đi. Cả cuộc đời lão chưa có ngày sung sương mà khi về già lại cô đơn, bất hạnh quá.
-Lão nhịn ăn, nhịn mặc dành dụm tiền đợi con về lấy vợ
=> Nam Cao tìm thấy trong một người cha xơ xác, còm cõi là một tấm lòng yêu con vô bờ bễ
-Sự nghèo đói đã cướp đi kỉ vật cuối cùng của con trai lão- Cậu vàng
=> Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng, bán cậu vàng lão đã tự ân hận, tự cảm thấy có lỗi. Lão không hề tha hóa như Binh Tư hay Chí Phèo vì cái đói cái nghèo mà bán rẻ nhân cách.
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hjac
(*) Suy nghĩ về nhận vật Ông giáo:là người hàng xóm của lão Hạc, người trí thức, có khát vọng cao đẹp và nhân cách đáng quý nhưng lại có cuộc sống nghèo đói: bán dần những quyển sách mà ông vẫn nân niu quý trọng => Thể hiệnnỗi niềm băn khoăn, trăn trở của Nam Cao về tầng lớp trí thức, họ phải bán đi những ước mơ của mình vì miếng cơm manh áo.
==> Suy nghĩ của Nam Cao về số phận con người qua những dòng triết lí nhân sinh: Họ là những con người hiền lành, chất phác có phẩm chất đáng quý nhưng cuộc sống đã không cho họ được sống hạnh phúc....
LĐ3:Chứng minh qua n/v Cô bé bán diêm
-
Những nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của An-đéc-xen về số phận của trẻ em bất hạnh (d/c gth về hoàn cảnh của cô bé bán diêm)
=> Sự thiếu thốn về vật chất và thiếu thốn về tình thần
- Hình ảnh cô bé bán diêm luôn khát khao được sống hạnh phúc trong tình yêu thương của người thân,...
LĐ4: Tổng kết và đánh giá chung về ý kiến
=>Nhà văn đã khắc họa chân thực cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của con người, từ đó bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia và sự trân trọng những phẩm chất đáng quý và ước mơ của họ.
( Liên hệ một số tác phẩm Tắt đèn, Chí Phèo,...)

Câu trả lời:

Câu 1 a, trong bai thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có rất nhiều từ hát. Em hãy chép lại những câu thơ có sử dụng từ hát đó.
=>Những câu thơ có từ "hát" trong bài "Đoàn thuyền đánh cá"
''Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"
"Ta hát bài ca gọi cá vào"
"Câu hát căng buồm với gió khơi''

b, những câu thơ vừa chép miêu tả khúc hát của ai trong khung cảnh nào
''Câu hát căng buồm cùng gió khơi''( Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn)
=>Câu hát là niềm vui, là sự phấn chấn của người lao động truwsowsc khung cảnh thiên nhiên huy hoàng, tráng lệ.Đó là tiếng hát của những con người đi chinh phục tự nhiên.
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"( Cảnh đoàn thuyền ra khơi)
=>Câu hát là niềm tự hào của những người dân lao động về sự giàu có, trù phú của biển cả.Nó thể hiện ước mơ chinh phục biển cả, là niềm mong muốn trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi đánh cả bình an.
"Ta hát bài ca gọi cá vào"(Cảnh đoàn thuyền làm việc)
=>Công việc đánh cá nặng nhọc đã thành bài ca đầy niềm vui, vừa hùng tráng, vừa thơ mộng.Câu hát đã gợi sự thân thiết, gắn bó,sự phấn chấn,yêu lao động của ngư dân đánh cá.
"Câu hát căng buồm với gió khơi''(Đoạn cuối)( Cảnh đoàn thuyền trở về)
=>Câu hát thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng, thể hiện niềm vi lao động làm giàu đẹp cho quê hương của ngư dân chài. Tiếng hát là lời chào mừng chiến thắng của người lao động khi đã chinh phục được thiên nhiên biển cả, đólà niềm tự hào khi họ được làm chủ quê hương mình.
c, Lấy những câu thơ có chứa từ hát đó em hãy viết 1 đoạn văn theo phương pháp quy nạp với câu chủ đề : đó là tiếng hát vang dội 1 khúc ca về những con người lao động mới.
=>Mở đầu bài thơ không chỉ gợi ra khung cảnh thiên nhiên huy hoàng, tráng lệ mà còn vang lên những nhạc điệu trong câu hát của ngư dân.''Câu hát căng buồm cùng gió khơi''.Người dân lao động như đang gửi gắm tâm tư trong lời hát:phấn khỏi, say mê với công việc.Đó là khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh của người lao động khi được làm chủ biển khơi.Không những vậy, "Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng" đã thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước sự trù phú của thiên nhiên quê hương mình. Đó là lời ca giữa biển đêm của con người.''Ta hát bài ca gọi cá vào''- tiếng hát vang lên đầy tình cảm, con người như đang trực tiếp trò chuyện, đối thoại cùng quê hương, đó là tiếng hát đầy niềm vui, đầy thơ mộng giữa khung cảnh tráng lệ.Cảnh đoàn thuyền trở về vang lên "Câu hát căng buồm với gió khơi''. Đó là điệp khúc của khúc ca lao động. Câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của con người. Từ lúc bắt đầu đến khi đoàn thuyền trờ về trong câu hát phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá, tư thế đầy hào hùng kiêu hãnh.Chữ “hát” lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, hào hùng.Đó là khúc ca trở về với thành quả lao đồng đầy tự hào. Tóm lại, cả bài thơ cất lên tiếng hát vang dội 1 khúc ca về những con người lao động mới.