Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (5)

halinhvy
Phạm Khánh	Lâm
nguyen tra my
Mộc Lung Hoa

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Pó - Hồ Chí Minh

Câu hỏi:

hồ hoàn kiếm và đền ngọc sơn

Nếu hồ Hoàn Kiếm là một đoạn dòng cũ của sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt 10 năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo trên hồ Lục Thủy, bỗng có con rùa nổi lên, ông rút gươm ra chỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là Thủy Quân hồ. Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu đài, tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Nhưng chỉ từ sau khi trung hưng thì chúa Trịnh mới bắt đầu trang điểm cho hồ. Đời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đạo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ gò Ngọc Bội để ghi chiến công đánh dẹp Quận Hẻo ở núi Ngọc Bội (vùng Tam Đảo ngày nay). Đầu thế kỉ XX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương, chủ về văn chương khoa cử – và Đức thánh Trần, tức anh hùng Trần Quốc Tuấn, do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên núi Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có một cái nghiên mặc bằng đá. Quanh nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên xét về mặt triết học. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa: nới ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến Đắc Nguyệt lầu tức là cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nới thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt nhà bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng Nam là gò Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX, kiến trúc không có gì đặc sắc nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. Ngày nay, khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân Thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng – đèn hoa, pháo hoa trong những dịp Quốc khánh hằng năm.

bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào ? bài viết còn có chỗ nào chua hoàn chỉnh về bố cục?