Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 26
Số lượng câu trả lời 450
Điểm GP 113
Điểm SP 574

Người theo dõi (196)

Quân Đàm
Sung Soo Jiang
Army Ngân

Đang theo dõi (402)

Sung Soo Jiang
Phác Chí Mẫn
No name
Jung Kook bts

Câu trả lời:

rong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người,đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có,nhất là giới học sinh chúng ta,rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay :Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người,là thật thà,là ngay thẳng.Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật,không làm sai lệch sự thật,ngay thẳng,thật thà,là người luôn được mọi người tin tưởng.Trong cuộc sống ngày nay,đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp,chép bài hoặc xem bài của bạn...Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng,không nỏi sai sự thật,không tham lam của người khác.Trong kinh doanh,nếu là người ngay thẳng,họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng,kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp,làm nguy hại đến người tiêu dùng...những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ,sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng.Nếu rèn luyện đức tính trung thực,chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống,chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính,và nếu chúng ta mắc sai lầm,ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt,có ích cho xã hội,làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch,văn minh và tốt đẹp,khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời,bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái.
Chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy.

Câu trả lời:

Sống vị tha là lối sống cần được phát huy trong cuộc sống hiện đại của con người. từ bấy lâu nay lòng vị tha như phương thuốc quý có thể chữa lành vết thương lòng và cứu rỗi một con người có ước muốn được làm lại và được sửa chữa những lỗi lầm của bản thân mình. Đó là một đức tính cao đẹp mà con người ngay từ bé cần được dạy dỗ bởi ông bà cha mẹ.

Cuộc sống này không đơn giản chỉ là mình muốn sống tốt và tất cả mọi người cũng sẽ ủng hộ. không đơn giản là sống thì mọi người sẽ chung tay góp sức và không đơn giản sống tốt thì sẽ không va vấp phải những lỗi lầm. Dù lớn dù bé thì lỗi lầm đó cũng khiến cho bản thân con người chúng ta không cảm thấy thoải mái.

Một khi chúng ta mắc lỗi, thì điều đầu tiên hãy biết tha thứ cho chính ban thân mình. Tha thứ cho bản thân mình chính là hiểu được tầm quan trọng của việc tha thứ lỗi lầm cho người khác. Bản thân mình có tĩnh tâm có hiểu thấu được cảm giác tội lỗi hay áy náy tới mức nào thì mới hiều được giá trị của lòng vị tha bao dung.

Cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp cho nên những dòng đời đã vô tình đẩy con người tới những lỗi lầm khiến cho bản thân của mỗi người đôi khi không tự chủ được hành vi của chính bản thân mình. Con người muốn sống tốt trước hết phải biết tha thứ cho người khác. Một mối quan hệ không thể tốt đẹp hơn khi hai người sống trong mối quan hệ đó luôn luôn chăm chăm vào sự sai trái hay khiếm khuyết của nhau. Cũng như trong tình bạn tình yêu, tha thứ chính là chất keo mà khiến cho con người cảm thấy gắn chặt với nhau hơn bao giờ hết.

Con người là những động vật có tình cảm có lí trí và biết suy nghĩ. Lòng vị tha sẽ khiến cho cuộc sống này đong đầy tình cảm hơn bao giờ hết. chúng ta ghét chiến tranh chúng ta ghét đổ máu thì chúng ta càng phải biết sống vị tha. Con người sẽ dễ dàng nhận ra lỗi lầm và hứa với bản thân phải tự cố gắng khi mà được sống trong sự vị tha của người khác. Những lời nói cay nghiệt hay những sự xử sự không thông minh chỉ khiến đẩy người khác vào đường cùng không một lối thoát khiến người đó tuyệt vọng.

Sống vị tha luôn được đề cao kể cả trong thuyết phật giáo, con người không chỉ nên sống với bản thân mình và cái tôi của mình quá cao mà còn phải biết dung hòa và tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Chỉ khi người bên cạnh mình cảm thấy vui vẻ thì bản thân mình được vui vẻ gấp bội.