Bài 1: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:
a. Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)
b. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Bài 2: Xác định các kiểu câu theo mục đích nói? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó?
a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
b . Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? ... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa?
(Phạm Duy Tốn)
c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :
- Thằng bé kia , mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
( Em Bé Thông Minh )
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con?
(Nguyên Hồng)
Bài 3: Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau?
Bác ăn cơm rồi à?
Bạn viết bài này chăng?
“Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”
(Ngô Tất Tố)
“Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”
(Ngô Tất Tố)
“Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?”
(Nam Cao)
“Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”
(Nguyên Hồng)
Bài 1:Tìm các trường từ vựng trong đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Bài 2:Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
Bài 3:Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. ( Tố Hữu)
Bài 4:Tìm trợ từ trong các câu sau:
a. Những là rày ước mai ao.
b. Cái bạn này hay thật.
c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
d. Đích thị là Lan được điểm 10.
e. Có thế tôi mới tin mọi người.
Bài 5: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:
a. Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)
b. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Bài 6: Xác định các kiểu câu theo mục đích nói? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó?
a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
b . Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? ... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa?
(Phạm Duy Tốn)
c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :
- Thằng bé kia , mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
( Em Bé Thông Minh )
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con?
(Nguyên Hồng)
Bài 7: Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau?
Bác ăn cơm rồi à?
Bạn viết bài này chăng?
“Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”
(Ngô Tất Tố)
“Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”
(Ngô Tất Tố)
“Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?”
(Nam Cao)
“Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”
(Nguyên Hồng)
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
a,Nêu nội dung của khổ thơ trên?
b,Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng?
c,Trình bày cảm nhận về đoạn thơ?
Bài 2:
a.Nêu nội dung khổ thơ về bức tranh tứ bình trong bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ)
b.Tìm biện pháp tu từ? tác dụng?
c.Tại sao nói khổ thơ là bức tranh tứ bình tuyệt đẹp?( Trình bày bằng đoạn văn)