Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 19
Điểm GP 4
Điểm SP 13

Người theo dõi (2)

Mai Huy Long
trần yến nhi

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.

Câu trả lời:

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".

Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.

Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.

Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".

Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.

Câu trả lời:

đây:

Tôi chạy một mạch từ trường về nhà trong niềm vui khôn xiết: tôi muôn thông báo ngay cho bà tin quan trọng, đó là việc tôi đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi của huyện môn Văn. Cất tiếng gọi bà từ ngoài cổng tôi chẳng thấy bà đâu. Đáp lại tiếng gọi háo hức của tôi chỉ là sự im lìm lạ lẫm.

Cảm giác hụt hẫng xen lẫn phần lo sợ, tôi đẩy nhanh cửa bước vào nhà, căn phòng khách trống trơn, phòng bếp rồi căn phòng của bà cũng chẳng thấy bà đâu. Tôi cất tiếng gọi vang, giọng run run:

Bà ơi, bà! Bà ở đâu thế?

Tôi lập cập đẩy cửa phòng vệ sinh tầng, căn phòng duy nhất chưa kiểm tra. Trời ơi! Bà tôi đang nằm lả trên nền đá hoa, tay vẫn đang cầm chiếc áo của tôi, bên cạnh là chậu quần áo bà đang lấy từ máy giặt ra, cặp mắt nhắm nghiền, hơi thở hổn hển, nước da tái nhợt. Tôi vội xốc bà lên, nhưng không nổi. Tôi vừa mếu máo khóc vừa chạy ra cửa gọi to bác Nội bên hàng xóm sang giúp. May quá, bác ấy có nhà. Hai bác cháu vực đưa bà ra nằm ở ghế sa lông phòng khách. Bác xoa ngực, xoa đầu, chân tay cho bà và giục tôi gọi điện cho bố mẹ. Tôi cuống quít quay máy, vì sợ hãi lo âu khiến tôi bấm cứ nhầm số lung tung cả. Đến khi quay được số máy của cơ quan bố thì chú bảo vệ lại thông báo bố vừa đi vắng. Quay số máy cơ quan mẹ. May quá mẹ vừa họp xong, nghe tôi thông báo tin về bà, mẹ vội vã dập máy. 15 phút sau mẹ đã có mặt ở nhà.

Có bác Nội sơ cứu, bà tôi đã tỉnh hơn nhưng vẫn chưa thể ngồi dậy, chỉ có thở đều hơn, mắt vẫn chưa mở được, tay bà run rẩy chỉ vào ngực trái, tôi hiểu rằng chắc bà đau tim.

Mẹ tôi về gọi theo xe cấp cứu, bác Nội giúp mẹ tôi đưa bà vào bệnh viện rồi dặn vội tôi trông nhà, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Còn lại một mình tôi vừa làm việc vừa suy nghĩ miên man. Tôi nghĩ về bà nhiều lắm. Bà ra ở với gia đình tôi từ khi tôi đi học, thấm thoắt đã 8 năm rồi, với tôi ngoài bố mẹ, bà là người thương yêu gần gũi nhất. Bà chăm tôi lắm, bà không nói thành lời cưng chiều nhưng trong mỗi việc làm của bà tôi cảm nhận được tình yêu thương đặc biệt bà dành cho tôi. Mỗi buổi tối học về tay bà đón cháu cất cặp, pha nước mát cho tôi; mỗi tối học bài, bà qua lại căn phòng hôm quả táo, miếng lê; hôm cam sành, bánh tẻ... ánh mắt hiền từ nhìn tôi đầy khích lệ... Bà chăm tôi thế nên giờ vắng bóng bà làm sao tôi không trông trải cho được?

Nói là làm giúp mẹ nhưng suốt từ lúc mẹ và bà đi tôi đâu có biết làm gì vì tôi quen có bà rồi mà. Cảm giác trống vắng khiến tôi tìm cớ để quên đi, tôi chỉ biết quét nhà rồi đi loanh quanh lục lọi những thứ đồ nho nhỏ trong nhà ra xem. Tôi tìm được cuốn album gia đình. Những tấm ảnh chụp toàn cảnh gia đình khiến hình ảnh bà lại dội về trong tâm trí với bao kỷ niệm: đây là ảnh bà đưa tôi đi công viên, ngày tôi học lớp hai, tôi chụp với bà trên thuyền con vịt, kia là hình ảnh bà ngồi bên tôi với nụ cười tươi trong ngày sinh nhật tôi lên 10…

Biết làm gì để giúp bà mau khỏi ốm nhỉ? Có tiếng chuông cửa. A, bố về rồi, tôi sung sướng thoát khỏi cảnh cô đơn một mình. Thôi thông báo cho bố tình hình sức khoẻ của bà bằng giọng lo lắng, bố bảo bố biết rồi vì mẹ đã gọi điện, tôi hỏi xin bố cho tôi vào viện thăm bà.

Để bố nấu cháo cho bà đã rồi bố con mình vào một thể. Bố nói vậy rồi đi xuống bếp.

Trời ạ! Nấu cháo! Thế mà từ nãy giờ tôi chẳng nghĩ ra là làm gì đó chọ bà.

Bố để con nấu cho. Tôi xăng xái theo gót chân bố.

Rồi tôi tra gạo vào nồi, vừa làm vừa hỏi bố cách bắc bếp, số lượng gạo, nước như thế nào cho vừa.

Tôi hỏi bố về sức khoẻ của bà, bố nói, bà bị bệnh tim, huyết áp cao, nên phải nghỉ khá lâu ở viện. Tôi hì hụi nấu cháo dưới sự hướng dẫn của bố.

Bố con tôi ăn cơm xong rồi hối hả vào viện. Bệnh viện Bạch Mai cách nhà tôi 3km, quãng đường không xa nhưng tôi cảm thấy dài ghê. Bố gửi xe xong, ba bố con lên phòng bà. Tôi xách cặp lồng cháo cho bà, bố tôi xách cặp lồng cơm cho mẹ.

Nhìn bà nằm trên giường bệnh, lòng tôi bỗng nhói đau. Bộ quần áo bệnh nhân, mái tóc trắng như cước của bà xoã trên gối. Da mặt đã hồng hơn nhưng dáng điệu mệt mỏi của những cơn đau vật vã vẫn còn. Bà đang thiu thiu ngủ, nghe tiếng tôi bà bừng tỉnh, mỉm cười đưa tay đỡ lấy tay tôi.

Con mang cháo vào để bà xơi đây ạ! Cháo con tự nấu đấy bà ạ.

Bà gật đầu khen tôi:

Cháu tôi giỏi quá!

Mẹ và bố đỡ bà ngồi dậy. Mẹ bón cháo cho bà từng thìa cẩn trọng. Bà chỉ ăn khoảng nửa bát rồi lắc đầu. Cả nhà tôi cố động viên nhưng bà nói không ăn thêm được.

Cứ thế một tuần liền, tôi trở thành người nội trợ thay bà. Bố mẹ thay nhau nghỉ để chăm sóc bà ở viện. Bà đỡ dần, bác sĩ bảo cuối tuần khoẻ có thể đưa bà ra viện về điều trị ngoại trú...

Thứ bẩy, nhà tôi đón bà từ viện về. Đúng 8 giờ, chiếc taxi đỗ ngay cửa nhà. Bà bước xuống xe, cái vẻ đẹp của bà tiên trong ký ức tôi lại hiện hữu. Dáng người dong dỏng, mái tóc trắng, nụ cười hiền hậu... Bà bước vào nhà, căn phòng trở lại ấm cúng. Các bác hàng xóm sang chơi hỏi thăm bà. Khách khứa ra về, tôi mới sà vào bên bà thủ thỉ:

Bà ơi, bà khoẻ nhanh nhé! Từ nay con sẽ nấu cơm, dọn nhà thay bà!

Xoa đầu tôi, bà cười:

Cô Tấm của bà giỏi rồi. Một tuần làm cô Tấm chăm bà thế là được. Bây giờ phải lo việc học của cháu chứ. Bà khoẻ rồi mà, có thể lại dọn dẹp, nấu cớm và chăm sóc các con được rồi. Con làm được những việc vừa rồi bà cảm động lắm.

Mẹ và bố không nói gì, chỉ nhìn tôi âu yếm. Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi cũng rất vui lòng trước những gì tôi đã làm. Không phải con biết tự ý thức đâu mẹ ạ, đấy là tình thương bà dành cho con đã giúp con biết suy nghĩ và hành động theo trái tim mách bảo mà thôi.

muốn nữa thì link nek: Loigiaihay.com

Câu trả lời:

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Câu trả lời:

ôi chạy một mạch từ trường về nhà trong niềm vui khôn xiết: tôi muôn thông báo ngay cho bà tin quan trọng, đó là việc tôi đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi của huyện môn Văn. Cất tiếng gọi bà từ ngoài cổng tôi chẳng thấy bà đâu. Đáp lại tiếng gọi háo hức của tôi chỉ là sự im lìm lạ lẫm.

Cảm giác hụt hẫng xen lẫn phần lo sợ, tôi đẩy nhanh cửa bước vào nhà, căn phòng khách trống trơn, phòng bếp rồi căn phòng của bà cũng chẳng thấy bà đâu. Tôi cất tiếng gọi vang, giọng run run:

Bà ơi, bà! Bà ở đâu thế?

Tôi lập cập đẩy cửa phòng vệ sinh tầng, căn phòng duy nhất chưa kiểm tra. Trời ơi! Bà tôi đang nằm lả trên nền đá hoa, tay vẫn đang cầm chiếc áo của tôi, bên cạnh là chậu quần áo bà đang lấy từ máy giặt ra, cặp mắt nhắm nghiền, hơi thở hổn hển, nước da tái nhợt. Tôi vội xốc bà lên, nhưng không nổi. Tôi vừa mếu máo khóc vừa chạy ra cửa gọi to bác Nội bên hàng xóm sang giúp. May quá, bác ấy có nhà. Hai bác cháu vực đưa bà ra nằm ở ghế sa lông phòng khách. Bác xoa ngực, xoa đầu, chân tay cho bà và giục tôi gọi điện cho bố mẹ. Tôi cuống quít quay máy, vì sợ hãi lo âu khiến tôi bấm cứ nhầm số lung tung cả. Đến khi quay được số máy của cơ quan bố thì chú bảo vệ lại thông báo bố vừa đi vắng. Quay số máy cơ quan mẹ. May quá mẹ vừa họp xong, nghe tôi thông báo tin về bà, mẹ vội vã dập máy. 15 phút sau mẹ đã có mặt ở nhà.

Có bác Nội sơ cứu, bà tôi đã tỉnh hơn nhưng vẫn chưa thể ngồi dậy, chỉ có thở đều hơn, mắt vẫn chưa mở được, tay bà run rẩy chỉ vào ngực trái, tôi hiểu rằng chắc bà đau tim.

Mẹ tôi về gọi theo xe cấp cứu, bác Nội giúp mẹ tôi đưa bà vào bệnh viện rồi dặn vội tôi trông nhà, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Còn lại một mình tôi vừa làm việc vừa suy nghĩ miên man. Tôi nghĩ về bà nhiều lắm. Bà ra ở với gia đình tôi từ khi tôi đi học, thấm thoắt đã 8 năm rồi, với tôi ngoài bố mẹ, bà là người thương yêu gần gũi nhất. Bà chăm tôi lắm, bà không nói thành lời cưng chiều nhưng trong mỗi việc làm của bà tôi cảm nhận được tình yêu thương đặc biệt bà dành cho tôi. Mỗi buổi tối học về tay bà đón cháu cất cặp, pha nước mát cho tôi; mỗi tối học bài, bà qua lại căn phòng hôm quả táo, miếng lê; hôm cam sành, bánh tẻ... ánh mắt hiền từ nhìn tôi đầy khích lệ... Bà chăm tôi thế nên giờ vắng bóng bà làm sao tôi không trông trải cho được?

Nói là làm giúp mẹ nhưng suốt từ lúc mẹ và bà đi tôi đâu có biết làm gì vì tôi quen có bà rồi mà. Cảm giác trống vắng khiến tôi tìm cớ để quên đi, tôi chỉ biết quét nhà rồi đi loanh quanh lục lọi những thứ đồ nho nhỏ trong nhà ra xem. Tôi tìm được cuốn album gia đình. Những tấm ảnh chụp toàn cảnh gia đình khiến hình ảnh bà lại dội về trong tâm trí với bao kỷ niệm: đây là ảnh bà đưa tôi đi công viên, ngày tôi học lớp hai, tôi chụp với bà trên thuyền con vịt, kia là hình ảnh bà ngồi bên tôi với nụ cười tươi trong ngày sinh nhật tôi lên 10…

Biết làm gì để giúp bà mau khỏi ốm nhỉ? Có tiếng chuông cửa. A, bố về rồi, tôi sung sướng thoát khỏi cảnh cô đơn một mình. Thôi thông báo cho bố tình hình sức khoẻ của bà bằng giọng lo lắng, bố bảo bố biết rồi vì mẹ đã gọi điện, tôi hỏi xin bố cho tôi vào viện thăm bà.

Để bố nấu cháo cho bà đã rồi bố con mình vào một thể. Bố nói vậy rồi đi xuống bếp.

Trời ạ! Nấu cháo! Thế mà từ nãy giờ tôi chẳng nghĩ ra là làm gì đó chọ bà.

Bố để con nấu cho. Tôi xăng xái theo gót chân bố.

Rồi tôi tra gạo vào nồi, vừa làm vừa hỏi bố cách bắc bếp, số lượng gạo, nước như thế nào cho vừa.

Tôi hỏi bố về sức khoẻ của bà, bố nói, bà bị bệnh tim, huyết áp cao, nên phải nghỉ khá lâu ở viện. Tôi hì hụi nấu cháo dưới sự hướng dẫn của bố.

Bố con tôi ăn cơm xong rồi hối hả vào viện. Bệnh viện Bạch Mai cách nhà tôi 3km, quãng đường không xa nhưng tôi cảm thấy dài ghê. Bố gửi xe xong, ba bố con lên phòng bà. Tôi xách cặp lồng cháo cho bà, bố tôi xách cặp lồng cơm cho mẹ.

Nhìn bà nằm trên giường bệnh, lòng tôi bỗng nhói đau. Bộ quần áo bệnh nhân, mái tóc trắng như cước của bà xoã trên gối. Da mặt đã hồng hơn nhưng dáng điệu mệt mỏi của những cơn đau vật vã vẫn còn. Bà đang thiu thiu ngủ, nghe tiếng tôi bà bừng tỉnh, mỉm cười đưa tay đỡ lấy tay tôi.

Con mang cháo vào để bà xơi đây ạ! Cháo con tự nấu đấy bà ạ.

Bà gật đầu khen tôi:

Cháu tôi giỏi quá!

Mẹ và bố đỡ bà ngồi dậy. Mẹ bón cháo cho bà từng thìa cẩn trọng. Bà chỉ ăn khoảng nửa bát rồi lắc đầu. Cả nhà tôi cố động viên nhưng bà nói không ăn thêm được.

Cứ thế một tuần liền, tôi trở thành người nội trợ thay bà. Bố mẹ thay nhau nghỉ để chăm sóc bà ở viện. Bà đỡ dần, bác sĩ bảo cuối tuần khoẻ có thể đưa bà ra viện về điều trị ngoại trú...

Thứ bẩy, nhà tôi đón bà từ viện về. Đúng 8 giờ, chiếc taxi đỗ ngay cửa nhà. Bà bước xuống xe, cái vẻ đẹp của bà tiên trong ký ức tôi lại hiện hữu. Dáng người dong dỏng, mái tóc trắng, nụ cười hiền hậu... Bà bước vào nhà, căn phòng trở lại ấm cúng. Các bác hàng xóm sang chơi hỏi thăm bà. Khách khứa ra về, tôi mới sà vào bên bà thủ thỉ:

Bà ơi, bà khoẻ nhanh nhé! Từ nay con sẽ nấu cơm, dọn nhà thay bà!

Xoa đầu tôi, bà cười:

Cô Tấm của bà giỏi rồi. Một tuần làm cô Tấm chăm bà thế là được. Bây giờ phải lo việc học của cháu chứ. Bà khoẻ rồi mà, có thể lại dọn dẹp, nấu cớm và chăm sóc các con được rồi. Con làm được những việc vừa rồi bà cảm động lắm.

Mẹ và bố không nói gì, chỉ nhìn tôi âu yếm. Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi cũng rất vui lòng trước những gì tôi đã làm. Không phải con biết tự ý thức đâu mẹ ạ, đấy là tình thương bà dành cho con đã giúp con biết suy nghĩ và hành động theo trái tim mách bảo mà thôi.