Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 57
Điểm GP 8
Điểm SP 47

Người theo dõi (10)

Lưu Anh Vũ
MaiMai
thiet nhip

Đang theo dõi (1)

Lưu Anh Vũ

Câu trả lời:

Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến, kinh thành Huế nay là thôn Phú Mộng, phường Kim Long, TP Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu và là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687).

Cuộc đời Tôn Thất Thuyết gắn liền với binh nghiệp. Năm 1869, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Tháng 7/1870 được sang làm biện lý Bộ Hộ và sau đó giữ chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất Thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Tháng 12/1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên, đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương (1872); đánh thắng toán giặc khách ở Quảng Yên tháng 8/1872; tháng 12/1873 ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại Cầu Giấy (Hà Nội) giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt thực dân Pháp tiến đánh miền Bắc lần thứ nhất là đại úy Francis Garnier.

Với những chiến công này, Tôn Thất Thuyết được vua Tự Đức cho thăng tiến nhanh. Tháng 4/1874, ông giữ chức Tuần vũ tỉnh Sơn Tây kiêm Tham tán đại thần; Hiệp đốc quân vụ Đại thần; Thượng thư Bộ Binh. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết được cử vào Cơ mật viện. Ngày 19/7/1883, trước khi băng hà, vua Tự Đức chọn Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam phụ chính đại thần cùng với Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành để giúp Dục Đức kế vị ngôi vua.

Với chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã nhiều lần làm việc phế lập. Phế Dục Đức, đưa Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi lên ngôi chỉ trong một thời gian ngắn nhằm tìm ra những thủ lĩnh tinh thần cùng chí hướng kháng thực dân Pháp. Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán số một của người Pháp. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp loại bỏ, Tôn Thất Thuyết đã chủ động ra tay trước bằng cuộc tấn công quân Pháp tại Huế đêm ngày 4/7/1885, khi quan Pháp đang chiêu đãi Tòa khâm sứ Pháp, tuy nhiên cuộc đánh úp đã bị thất bại. Sau đó, ông đưa Vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở ở Quảng Trị, giúp Vua ban dụ Cần Vương. Lời dụ nhấn mạnh "người giàu đóng góp tiền của, người mạnh khỏe đóng góp sức lực, người can đảm đóng góp cánh tay, để lấy lại đất nước trong tay quân xâm lược".

Cuộc đời Tôn Thất Thuyết gắn liền với binh nghiệp.

Mọi hoạt động chấm dứt vì bị quản thúc

Em trai ông là Tôn Thất Lệ và hai người con trai của ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp cũng theo phò Vua Hàm Nghi và trở thành những nhân vật lịch sử hàng đầu trong phong trào Cần Vương. Tháng 2/1886, Tôn Thất Thuyết giao cho hai con mình là Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Tiệp trực tiếp bảo vệ và giúp Hàm Nghi trong mọi việc. Còn ông tìm đường sang cầu viện nhà Thanh. Nhưng cuộc cầu viện không thành, ông đành tìm các người bạn lưu vong cố gắng liên hệ với phong trào trong nước tiếp tục đánh thực dân Pháp... Đến năm 1888, được tin thuộc hạ của ông là Trương Quang Ngọc làm phản bắt vua Hàm Nghi giao nộp cho thực dân Pháp, hai con ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Tiệp tuẫn tiết, ông vô cùng phẫn nộ và thương tiếc.

Năm 1889, Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Nghĩa quân Phan Đình Phùng đã đánh một trận lớn ở Vụ Quang và giành được thắng lợi lớn. Đây là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.

Năm 1895, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt Trung bị kiểm soát, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất Thuyết và theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên mọi hoạt động của ông chấm dứt. Tôn Thất Thuyết bị quản thúc, không được đi lại bất cứ đâu. Tương truyền trong những năm cuối đời, ông như điên dại, thường múa gươm chém đá. Ông mất tại Trung Quốc ngày 22/9/1913.

Câu trả lời:

Là quân Minh bạn ạ!

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ :

-Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.

-Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.

-Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc .

2. Chính sách cai trị của nhà Minh :

-Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta , đổi nước ta thành quận Giao Chỉ

-Thi hành chính sách đồng hóa , ngu dân , bóc lột tàn bạo .

-Tăng thuế , bắt người đem về Trung Quốc

-Thiêu hủy sách vở , bắt ta bỏ phong tục tập quán .

-Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo , đất nước bị tàn phá , nhân dân lầm than

3 .Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần :

a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409 ):

-Tháng 10- 1407 ,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng , và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).

-Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau , khởi nghĩa tan rã .

-1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc .

b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414) :(Trùng Quang chống quân Ngô)

-Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá .

-Trần Quý Khóang lên ngôi vua , hiệu là Trùng Quang .Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam .

-Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa , nghĩa quân rút vào Thuận Hóa .

-Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa , khởi nghĩa thất bại .

Nguyên nhân : do ách thống trị tàn bạo của quân Minh .

Đặc điểm : nổ ra sớm , liên tục mạnh mẽ .

Thất bại do : thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết , nội bộ mâu thuẫn .

* Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh :

-Nhà Trần :dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

-Nhà Hồ : không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc .

trung_quang_tam_s_400

Một cảnh trong phim Trùng Quang tâm sử

Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.

Tham Khảo :

Trần Quý Khoáng là cháu nội của vua Trần nghệ Tông,trước việc làm sai trái của Vua Giản Định Đế, Con Nguyễn Cảnh Chân là Cảnh Dị, con Đặng Tất là Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân Thuận Hóa về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lên làm vua thay thế. Trần Quý Khoáng lên ngôi vua ngày 17 tháng 3 năm 1409, đổi niên hiệu là Trùng Quang, là vị vua yêu nước, trọng nghĩa, yêu thơ văn chữ Nôm, các tác phẩm của ông có nội dung trong sáng, đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Khi lên ngôi lấy Nguyễn Súy là Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã. Khi đó, quân của Trần Giản Định là Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh dấy quân chống lại xong bại lộ. Ngày 20 tháng 4, Giản Định bị dẫn về Nghệ An, Trùng Quang khiêm nhường mặc thường phục xuống thuyền đón rước, lập Giản Định làm thượng hoàng để cùng chung sức đánh giặc.
Tháng 7 năm 1409, hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ không dám ra đánh.
Vừa khi tổng binh Trương Phụ, với tước Anh quốc công đeo ấn Chinh Di tướng quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Thượng hoàng liền bỏ thuyền lên bờ, đến trấn Thiên Quan. Vua ngờ Thượng hoàng có ý khác, sai Nguyễn Súy đuổi theo nhưng không kịp. Sau bị Quân của Trương Phụ bắt được, giải về Kim Lăng, rồi bị hại chết.
Tháng 8 năm 1409, Trùng Quang Đế cầm cự nhau với Trương Phụ của quân nhà Minh ở Bình Than.
Đến năm 1410, nhà Minh tiếp tục chi viện để đánh Đại Việt. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc người Việt, và đã có một bộ phận người nhát gan phản bội đất nước, tiếp tay cho giặc đàn áp càng mạnh hơn đối với quân ta. Mặc dù rất nhiều khó khăn đã và đang diễn ra nhưng vua và tôi của Trùng Quang Đế vẫn dũng cảm chiến đấu.
Tháng sáu năm 1412, quân ta bị thua trận ở Thanh Hóa, Diễn Châu, Nghệ An trước quân Minh tàn bạo.
Sau khi bị dồn về phía Nam, đến tháng ba năm 1413 Trùng Quang Đế mới trở lại Nghệ An với một lực lượng đã suy yếu nhiều, nhưng vẫn nuôi hy vọng phục hồi thế trận. Trương Phụ lại đánh vào Nghệ An, vua phải rút về Châu Hóa, sai Nguyễn Biểu làm sứ đi cầu phong, đến Nghệ An bị Trương Phụ bắt giữ.
Trùng Quang Đế chạy sang nước Lão Qua, sau đó bị giặc Minh bắt. Các tướng Hậu Trần cũng lần lượt bị bắt. Đó có thể coi là thời điểm kết thúc thực sự của triều đại nhà Trần trong lịch sử.
Đầu năm 1414, vua Trùng Quang cùng các bầy tôi bị giải về Trung Quốc. Giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống nước tự vẫn. Các bầy tôi của ông là Đặng Dung, Nguyễn Súy sau đó cũng đều tự vẫn chết vì nước.
Trong lịch sử dân tộc, Trùng Quang Đế là vị vua duy nhất chọn cái chết bằng cách tự vẫn khi bị giặc bắt. Đó chính là biểu hiện yêu nước, để chứng tỏ với nhà Minh rằng, nước Đại Ngu có thể bị mất nhưng người Việt không bao giờ bị khuất phục. Giản Định Đế

Giản Định đế là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Trần, được dựng lên trong lúc gian nan, ở ngôi 2 năm (1407-1409) với nhiều cố gắng trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược, giải phóng đất nước và phục hưng nhà Trần. Tuy nhiên, vì nghi kị bề tôi, nghe lời sàm tấu mà cơ nghiệp đang xây dựng dang dở đã đổ vỡ.

Giản Định đế tên húy là Trần Ngỗi, còn có tên khác là Trần Qũy, con thứ của vua Trần Nghệ Tông, tuy nhiên sử sách không cho biết rõ ông là con thứ mấy, thân mẫu là ai và sinh vào năm nào.

Giản Định đế vốn thực không có mộng làm vua, do hoàn cảnh đưa đẩy mà được tôn lên ngôi. Ông là người thuộc hoàng tộc của triều trước, nên khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần đã phong cho ông tước Nam quận vương. Khi quân Minh kéo vào xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, ông lánh đến Mô Độ, phủ Thiên Trường (nay là xã Yên Mô, huyện Yên Mô, Ninh Bình). Bấy giờ có người ở đó tên là Trần Triệu Cơ biết ông là con cháu họ Trần nên “xuất dân chúng lập lên làm vua” (Việt sử tiêu án).

Giản Định đế là vị vua đầu tiên trong lịch sử và là vị vua duy nhất của nhà Trần lấy tên hiệu của mình làm đế hiệu. Vì trước đó vua có hiệu là Giản Định nên khi làm vua đã xưng là Giản Định đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh.

Mới lên ngôi được 2 tháng, Giản Định đế đã cho giết ngụy quan nhưng lại phóng tay giết quá nhiều người, trong đó phần lớn chỉ là những người bị ép buộc phải theo chủ nhân của mình. Sử sách đã chê trách việc này như sau: “Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quan nhân nghĩa được?” (Đại Việt sử ký toàn thư).Giản Định đế sau khi lên ngôi, vừa chống giặc Minh vừa cho quân đi diệt trừ những ngụy quan, những kẻ phản bội theo giặc. Ban đầu là “giết bọn nguỵ quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người” vào tháng 12 năm Đinh Hợi (1407). Đến ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tý (1408) vua sai tướng Đặng Tất “cả phá tên phản thần Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt được Thế Căng và cháu nó là Phạm Đống Cao giải về hành tại giết” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Giản Định đế là vị vua duy nhất trong lịch sử tự mình đánh trống trận đốc chiến phá giặc. Trong trận đánh giữa quân Hậu Trần và quân Minh vào ngày 14 tháng 12 năm Mậu Tý (1408) tại bến Bô Cô (nay thuộc xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, Nam Định), Giản Định Đế đã tự mình cầm dùi đánh trống đốc chiến khiến quân lính được tăng thêm sĩ khí, ra sức chiến đấu và giành thắng lợi lớn.

Trận Bô Cô cũng là trận đánh lớn nhất, oanh liệt nhất của Giản Định đế, sử chép rằng: “Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thanh mang tước Kiềm quốc công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bô Cô, vừa khi vua cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ, và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh, các quân thừa cơ xông ra đánh, từ giờ Tỵ đến giờ Thân, quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một mình Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Trận Bô Cô cũng là nguyên nhân của sự nghi kỵ, mâu thuẫn giữa Giản Định đế và bề tôi, dẫn đến việc giết oan hai cận thần đắc lực của vua, trong đó có người là bố vợ của ông. Tháng 2 năm Kỷ Sửu (1409) “giết quốc công Đặng Tất và Đồng tri khu mật viện sự tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân. Khi ấy vua đóng ở Hoàng Giang, nội nhân là Nguyễn Quỹ (có sách viết là Trách) và học sinh là Nguyễn Mộng Trang mật tâu rằng: Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan và cách chức, nếu không tính sớm đi, sau này khó lòng kiềm chế. Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất; còn Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết” (Đại Việt sử ký toàn thư)

Giản Định đế là vị vua duy nhất bị bắt phải làm Thái Thượng hoàng. Sau khi giết oan trung thần khiến con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, con Đặng Tất là Đặng Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua, lấy niên hiệu là Trùng Quang. Để thống nhất lực lượng kháng chiến, vua Trùng Quang đế sai Thái phó Nguyễn Súy đem quân đánh thành Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Nhân, Thái Bình) bắt được Giản Định đế đưa về Nghệ An, “tôn lên làm Thượng hoàng, cùng chung sức đánh giặc” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sự kiện này cũng được sách sử phương Bắc chép, sách Nguyên sử viết: “Bấy giờ bọn Nguyễn Súy suy tôn Giản Định làm Thái Thượng hoàng, lập riêng Trần Quý Khoáng làm vua, đặt niên hiệu là Trùng Quang”.

Mặc dù bị bắt làm Thái thượng hoàng nhưng Giản Định đế cũng không có phản ứng gì tiêu cực mà vẫn hăng hái đánh giặc. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ”. Khi quân Minh do Trương Phụ kéo sang tăng viện, quân Hậu Trần lại yếu thế hơn, lúc đó Thái thượng hoàng Giản Định phải lui quân về trấn Thiên Quan, quân Minh đuổi theo, chúng bắt được Thái thượng hoàng Giản Định và Thái bảo Trần Hy Cát ở Mỹ Lương (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Giản Định đế là vị Thái Thượng hoàng duy nhất của thời Hậu Trần và là Thái Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất triều Trần. Được tôn lên ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Sửu (1409), đến tháng 7 năm đó thì ông bị giặc Minh bắt được.

Giản Định đế bị bắt khi tranh đấu với lực lượng mạnh của Trương Phụ. Sách Hoàng Minh thực lục cho biết về tình cảnh của ông lúc đó như sau: “Bấy giờ Giản Định đến sách Cự Lặc, muốn từ sách Địa mà ra trấn Thiên Quan để họp quân chống địch. Thạch đem quân từ phía Nam Lỗi Giang đến sách Cự Lặc. Bọn đô đốc Chu Vinh và chỉ huy La Văn lấy chu sư từ cửa Ngưu Tỵ ở phía trên Lỗi Giang, Phụ thì lấy quân kị bộ từ Lỗi Giang đến sách Địa, cùng đến trấn Thiên Quan. Giản Định đã từ sách Đông Hoàng chạy đến sách Đa Bôi. Quan quân theo đến sách Cát Lợi huyện Mỹ Lương. Giản Định ngụ ở nhà dân, đường xa thấy thế mạnh của quan quân bèn bỏ ngựa cùng ấn đai, các vật mà chạy trốn, nấp trong núi. Quan quân truy tìm khắp không được bèn bổ vây, bắt sống được Giản Định”.

Thời gian và địa điểm nơi Giản Định bị bắt, các sách sử chép không đồng nhất, cuốn Việt sử tiêu án không cho biết thời gian mà chỉ viết chung chung là: “Gặp lúc Trương Phụ kéo quân đến, vua Hưng Khánh bỏ thuyền lên bộ, Trương Phụ chia quân đi theo đằng sau, bắt được vua Hưng Khánh giải về Kim Lăng”; còn sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết ông bị bắt vào tháng 7 năm Kỷ Sửu (1409). Sách Việt kiệu thư của Trung Quốc thì viết: “Tháng 10, quân đến Thanh Hóa, qua 4 ngày thì bắt được Giản Định ở trong núi sách Cát Lợi”. Sách Nguyên sử viết: “Giản Định chạy ra sách Cát Lợi, huyện Mỹ Lương. Bọn Phụ đuổi theo kịp, Giản Định chạ vào núi. Tìm khắp không thấy, bèn vây. Giản Định cùng với tướng văn võ là bọn Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Án đều bị bắt”.

Giản Định đế là vị vua duy nhất của triều Trần bị giết bởi quân xâm lược phương Bắc. Sau khi bị bắt, quân Minh đưa ông về kinh đô Kim Lăng (Trung Quốc) giết hại. Vì là vị vua Trần duy nhất mất ở đất Bắc nên không rõ mộ của ông ở nơi nào?

Sách sử không cho biết rõ Giản Định đế bị hại vào thời gian nào, nhưng tại đền Tức Mặc (huyện Mỹ Lộc, Nam Định), nơi thờ phụng các vua Trần thì lễ giỗ kị của Giản Định đế là vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch.

Câu trả lời:

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa NguyễnNăm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.


Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/chien-tranh-trinh-nguyen-va-su-chia-cat-dang-trong-dang-ngoai-c82a13958.html#ixzz56QeKgJFP cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúcTrịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Năm 1533, tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim lập con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm đã đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đã lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó ông tỏ ra hết sức mềm dẻo, khiến cho họ Trịnh không chút nghi ngờ. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Nguyễn Hoàng được tin cậy giao cho kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.

Sau hơn 40 năm gây dựng lực lượng, Năm 1613 Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên thay cha làm trấn thủ Thuận- Quảng. Ông cho sửa thành lũy, sắp đặt lại hệ thống quan ải, cải tổ bộ máy cai trị. Trịnh Tráng lên thay Trịnh Tùng đã thi hành chính sách cứng rắn với họ Nguyễn. Năm 1627, chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong. Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sông Gianh trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê - Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang sơn riêng.

vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Năm 1533, tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim lập con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Để thâu tóm mọi Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Năm 1533, tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim lập con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm đã đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đã lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó ông tỏ ra hết sức mềm dẻo, khiến cho họ Trịnh không chút nghi ngờ. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Nguyễn Hoàng được tin cậy giao cho kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.

Sau hơn 40 năm gây dựng lực lượng, Năm 1613 Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên thay cha làm trấn thủ Thuận- Quảng. Ông cho sửa thành lũy, sắp đặt lại hệ thống quan ải, cải tổ bộ máy cai trị. Trịnh Tráng lên thay Trịnh Tùng đã thi hành chính sách cứng rắn với họ Nguyễn. Năm 1627, chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong. Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sông Gianh trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê - Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang sơn riêng.

quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm đã đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đã lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó ông tỏ ra hết sức mềm dẻo, khiến cho họ Trịnh không chút nghi ngờ. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Nguyễn Hoàng được tin cậy giao cho kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.

Sau hơn 40 năm gây dựng lực lượng, Năm 1613 Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên thay cha làm trấn thủ Thuận- Quảng. Ông cho sửa thành lũy, sắp đặt lại hệ thống quan ải, cải tổ bộ máy cai trị. Trịnh Tráng lên thay Trịnh Tùng đã thi hành chính sách cứng rắn với họ Nguyễn. Năm 1627, chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong. Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sông Gianh trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê - Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang sơn riêng.

Câu trả lời:

Trong những ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh bị áp giải qua nhiều nhà lao. Theo Trần Dân Tiên trong những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch thì Người bị giam giữ trong gần ba mươi nhà lao huyện và xã. Chuyện đi đường là việc xảy ra hằng ngày. Có chặng đường mà người đi thật dễ chịu trong khung cảnh chim ca rộn núi hương bay ngát rừng (Trên đường đi) nhưng phổ biến hơn là những chặng đường vất vả, đi đường giữa những ngày giá lạnh, đi đường núi non hiểm trở. Bài thơ Đi đường mở đầu cho hành trình bị áp giải:

Đi đường mới biết gian lao

Đây là kinh nghiệm của người đã nhiều lần lên đường, ra đi. Có đi đường mới có những kinh nghiệm về chuyện đi đường. Đây lại không phải là con đường bằng phẳng mà là một chặng đường núi non hiểm trở:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Với Đi đường, tác giả hiểu rõ đường đời khó khăn. Đường đời đây cũng là con đường đấu tranh cách mạng và người chiến sĩ cách mạng là người đi đường, không mệt mỏi. Chấp nhận và vượt lên những khó khăn, người đi đường bao giờ cũng hướng tới đích:

Giầy rách đường lầy chân lấm láp Vẫn còn dấn bước dặm đường xa

Trong bài thơ Đi đường, những khó khăn thật chồng chất, càng ngày càng nhiều và nâng lên đến cao điểm. Câu thơ như một thử thách:

Núi cao lên đến tận cùng

Người chiến sĩ cách mạng đã vượt qua được thử thách và chiến thắng. Trên cao điểm thắng lợi, biết bao tình cảm vui mừng được biểu hiện. Mừng vui vì đã chiến thắng được khó khăn, vì Người đã làm tròn trách nhiệm được giao phó.

Trên đỉnh cao, con người có những cảm xúc đặc biệt:

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Có thể quan sát và bao quát nhiều phạm vi của đời sống. Đôi mắt không còn bị hạn chế trong tầm nhìn mà đã được mở rộng, thâu tóm được biết bao cảnh vật.

Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng và đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.