Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 381
Điểm GP 26
Điểm SP 245

Người theo dõi (47)

Đang theo dõi (26)


Câu trả lời:

Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng. Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca. Tạm biệt sách bút thân yêu, tạm biệt mái trường mến yêu. Chúng em chào đón hè đã về - bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ, mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương, khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu. Ôi! Mùa hè đang về đấy! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có em. Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương, bao ấn tượng khó phai.

Khi không khí vui tươi ấm áp của mùa xuân qua đi, thay vào là cái nắng gay gắt của mùa hạ rồi chuyển qua mùa khác, cứ thế nó như vòng tuần hoàn xoay chuyển mãi. Mỗi mùa đều có đặc điểm riêng của nó. Mùa xuân - vạn vật nhẹ nhàng bước sang năm mới đầy hi vọng, ước mơ. Mùa thu - mùa của bao nỗi buồn vẩn vơ, vô cớ mà không thể lí giải nổi. Mùa đông - mùa của cơn gió buốt thịt len lỏi, luồn lách, chui rúc vào từng ngỏ nhỏ, cuốn lá tung bay. Còn mùa hạ thì sao? Nó có đặc điểm nổi bật nào có thể làm rung dộng trái tim của bạn? Riêng tôi, tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt. Tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè, tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi, tôi yêu sự vui chơi thoả thích, ...tất cả, tất cả đều diễn ra vào mùa hè. Đó là lí do tôi yêu mùa hè.
Vào mùa hè, không khí nóng nực nhất trong bốn mùa, cái nắng nóng làm nám da người nông dân, người xây dựng, làm thiêu đốt cây lá. Thoả thích làm sao khi em được ăn kem, ăn những li chè thập cẩm, chè đậu xanh, chè bưởi... giữa thời tiết nóng như lò bát quái này. Những li chè thập cẩm thơm lừng, béo ngậy, mát lạnh. Chúng em có thể đắm mình giữa làn nước trong xanh, bơi lội tung tăng như những con cá giữa biển Nha Trang, Vũng Tàu, đùa giỡn với sóng biển, hoà quyện cùng cát xây những lâu đài ước mơ, nhảy múa cùng những dồi thông xanh mát, vi vu vi vút, chúng em còn mê mải bắt ốc... Em yêu mùa hè mùa mà chúng em có thể thoải mái học hành, không phải sợ những bài kiểm tra, không phải u sầu khi bị điểm kém... mùa hè mang lại cho chúng em bao nụ cười. Mỗi khi hè đến, em được về quê thăm ông bà nội ở Hậu Giang. Nào là câu cá, ngồi nghe bà kể chuyện, cùng lũ trẻ chèo thuyền giữa vùng sông nước mênh mông, rợp sắc tím biếc của bông súng, ngắm cảnh đồng ruộng, bình minh, hoàng hôn với khói lam quyện lại lan toả khắp nơi. Nhưng càng vui chơi, em lại nhớ kỉ niệm trường lớp, nhớ những bài kiểm tra đầy ám ảnh, nhớ bạn bè, thầy cô, nhớ chiếc bàn thân thương... mùa hè mang lại cho chúng em sự nhớ nhung da diết. Hè đến mang lại cho chúng em sự giải trí sau một năm học căng thẳng, để chuẩn bị cho năm học mới tốt đẹp hơn. Những công ty du lịch rất đắt khách vào mùa này vì thế họ cũng mong hè về như chúng em. Các bạn ạ! Mùa hè thật đặc biệt, nó đem lại cho ta những suy nghĩ, cảm xúc tự nhiên ít khi ta có được.

Trong khoảnh thời gian chúng ta nói cười vui vẻ cùng gia đình thì có ai biết rằng một nơi luôn buồn bã, trống vắng, mong ngóng các bạn đến, mong đợi các bạn tâm tình, mong muốn các bạn ở lại mãi với nó... Các bạn có biết ai không? Chính là ngôi trường và bác phượng thân yêu của chúng ta. Bác còn biết làm gì khi học sinh nghỉ hè hết, bác đứng lặng im một mình, cô đơn vô cùng, có ai thấu hiểu? Nhớ khi xưa, em đã khắc chữ lên cây còn bây giờ em nhìn dấu vết mà cảm thấy tội lỗi làm sao!
Thời gian cứ trôi đi, trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có lẽ kỷ niệm thời thơ ấu luôn đọng mãi trong em. Khi mùa hè đến vào năm cuối cấp một, chúng em ôm nhau, không ai nói gì chỉ ứa nước mắt. Cô nghẹn ngào:

- Các con đừng buồn nữa! Chúng ta có thể gặp nhau mà!

Một lí do khác khiến em yêu mùa này: em đã cất tiếng khóc đầu tiên vào mùa hè, mùa sinh nhật của em. Mùa hạ mang lại cho đất nước ta nhiều trái cây bổ dưỡng, ngon lành: xoài, chuối, đu đủ, trái sầu riêng, dưa hấu... trái nào em cũng thích.

Mùa hè - mùa của những cảm xúc, suy nghĩ, những thú vui, những ước muốn... mùa của em và tất cả mọi người. Mùa hạ chỉ thế thôi cũng đủ để gợi tình yêu và nỗi nhớ trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Câu trả lời:

a. Mở bài - Ngợi ca về thầy giáo, cô giáo: có thể trích dẫn một câu hát, một bài ca dao, một câu thơ... - Giới thiệu và khẳng định người thầy (cô) giáo mà em sắp kể là một người đáng quý đáng trọng như vậy: đó là thầy giáo, cô giáo, dạy em lớp mấy, là giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn? - Bày tỏ tình cảm đối với thầy (cô) giáo ấy: yêu quý như người cha (người mẹ) thứ hai; rất quý mến vì đã để lại cho em nhiều bài học sâu sắc.

Thân bài - Giới thiệu tên, tuổi thầy (cô). - Miêu tả một vài nét về ngoại hình người thầy (cô) mà em yêu quý (chỉ miêu tả những nét nổi bật nhất, dễ gây ấn tượng: đôi bàn tay, mái tóc, đôi mắt...). Những nét về ngoại hình có thể không viết thành đoạn văn riêng mà kết hợp miêu tả trong những đoạn văn viết về tác phong, lối sông của thầy (cô) đó. - Kể về tác phong, lối sống, tính cách... của thầy (cô). Những đặc điểm nổi bật, có gắn bó mật thiết với công việc của thầy (cô) giáo nhằm làm nổi bật tác phong, lối sống... sư phạm mẫu mực của thầy (cô). Chẳng hạn: lên lớp đúng giờ, giảng bài nhiệt tình, yêu thương học sinh, sống giản dị,... Cần lưu ý để tránh việc kể lể, sa vào liệt kê những đặc điểm của thầy (cô). Sau khi đưa ra những nhận định về tác phong, lối sống cần có những dẫn chứng minh hoạ sinh động. Chẳng hạn: Cô giáo em sống rất giản dị. Cô thường đến trường bằng một chiếc xe đạp mi ni màu xanh. Khi chúng em hỏi tại sao cô không đi xe máy (điều kiện kinh tế của gia đình cô cũng rất ổn định). Cô cười nói ràng: “Nhà cô gần như vậy đi xe đạp là được rồi!...”. - Đối với em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với thầy(cô) giáo đó là gì?

Hình ảnh thầy (cô) trong những kỉ niệm đó hài hoà với tác phong, lối sống của thầy (cô) mà em đã kể. Đó có thể là việc thầy cô đến nhà động viên em học tập; là sự tận tình giúp đỡ em học trên lớp; là sự nhắc nhở em chú tâm học tập,... - Tình cảm của em đối với thầy (hay cô) giáo đó ra sao? (có thể viết riêng thành một đoạn văn hoặc kết hợp thể hiện trong những đoạn văn trên). - Bài học về cách sống mà thầy cô đã mang lại cho em. Từ tấm gương của thầy cô, em đã rút ra được bài học gì về cách sống ? (có trách nhiệm với công việc, biết yêu thương mọi người,...).

c. Kết bài: -Những suy nghĩ khái quát, sâu sắc về tình cảm thầy trò: đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý; những người thầy, cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người (cách sống, tác phong...).

Câu trả lời:

Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

"Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

Câu trả lời:

Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan.[7] Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.[8]

Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".[7] Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho bi

Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy

Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.[9]