Bài 1: Rút gọn biểu thức
a) A = (x - 5)2 + (x + 1)2 - 4(x + 3)(x - 3)
b) B = (3x + 1)2 + 2(x - 1)(3x + 1) + (x - 1)2
c) C = (x - 1)(x + 1)(x2 + 1)(x4 + 1)(x8 + 1)
Bài 2: Rút gọn biểu thức
a) A = 2(x - y)2 - 3(x + y)2 - (2x - y)(2x + y)
b) B = (x - 3)2 - (4x - 4)(x - 3) + (x - 1)2
c) C = (x - 3)(x + 3)(x2 + 9) - (x2 - 5)(x2 + 5)
d) D = (x - y + z)2 + (z - y)2 - 2(x + z - y)(y - z)
Bài 3: Tìm x biết
a) 2(x + 1)2 + (x - 3)2 - 2(x - 7)(x + 7) = 1
b) (3x + 1)2 - 9(x + 1)2 = 17
c) (5x + 2)2 - 9(x - 1)2 + 4(2x + 1)(1 - 2x) = 2
''Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch."
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?
I. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi!... Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày!
...
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên
Câu 2: Các câu: "Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày!" thuộc kiểu câu nào? Phân tích tác dụng của kiểu câu tìm được
A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt
C. Câu trần thuật đơn D. Câu trần thuật đơn có từ là
Câu 3: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang trong đoạn văn trên
Câu 4: Qua đoạn trích trên em thấy được sự cực khổ của nhân dân khi gặp thiên tai. Viết đoạn văn ngắn tả lại cảnh tượng nhân dân đi cứu đê.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... (2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
Câu 2: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó
Câu 3: Nêu nội dung của đoạn văn trên