Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 111
Điểm GP 20
Điểm SP 139

Người theo dõi (7)

Việt Anh phạm
tran bich ngoc
Trình Khánh Vân
Tran Huong Ngoc

Đang theo dõi (7)


Câu trả lời:

Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội đều không thể không đến thăm Hồ Gươm. Hồ Gươm như một lẵng hoa xinh đẹp nằm giữa lòng thành phố. Sự tích cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất ThăngLong.Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm.Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha.Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần.Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in.Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm.Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm.Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. Cho nên mới có chi tiết thú vị: ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công.Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc.Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời.Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta.Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại.Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức.Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long, Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộcSau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước.

Câu trả lời:

Sọ Dừa là truyện cổ về người mang lốt vật, được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với người hiền lành, lương thiện và khát vọng công lí của người xưa. Truyện còn đặt ra bài học về cách đánh giá con người: Đừng nhìn hình thức bên ngoài mà vội nhận xét bản chất bên trong. Bài học ấy được gửi gắm qua hình ảnh một chàng trai dị dạng mà tài đức vẹn toàn.

Sọ Dừa

Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét khác thường. Bà mẹ đi rừng khát nước, uống nước trong một cái sọ dừa rồi có thai sinh ra đứa con chỉ có cái đầu tròn lông lốc, thân mình, chân tay chẳng có. Bà mẹ chỉ vì thương con nên giữ lại nuôi.

Các tinh tiết li kì về sự ra đời và hình dạng khác thường thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất trong xã hội. Đau khổ, thấp hèn từ dáng vẻ bề ngoài, lại bị coi là “vô tích sự”. Hình ảnh cái đầu tròn lông lốc gợi sự thương cảm sâu xa của mọi người đối với nhân vật này.

Tưởng chừng là kẻ vô tích sự, nào ngờ chàng lại làm việc giỏi. Chàng thưa với mẹ hãy xin phú ông cho chàng chăn đàn bò đông đúc của ông ta. Thật khó mà tin rằng chàng làm được công việc vất vả ấy. Thế mà chi sau một thời gian, bò con nào con nấy bụng no căng, béo mượt khiến phú ông rất hài lòng.

Chăn bò cực nhọc vô cùng nhưng Sọ Dừa đã biết tạo cho mình một niềm vui… Những lúc đàn bò mải mê gặm cỏ, chàng trút bỏ lốt quái dị, biến thành một chàng trai tuấn tú, đu đưa trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây, ung dung thổi sáo. Thật là thong dong, thư thái. Lao động nặng nhọc đã trở thành niềm vui nhẹ nhàng. Chàng không những lao động giỏi mà còn tài hoa biết mấy!

Bất ngờ và kì lạ hơn cả là chàng nhờ mẹ đi hỏi con gái phú ông về làm vợ. Nghèo hèn, dị dạng, lại làm đầy tớ cho nhà người ta, thế mà chàng lại dám làm điều thiên hạ cho là đũa mốc mà chòi mâm son. Bà mạ ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi nhưng rồi cũng phải chiều con. Phú ông bật cười mai mỉa và thách cưới một cách nghiệt ngã, tưởng chừng giàu có cỡ nào cũng không lo nổi. Hắn định bụng trừng trị mẹ con gã đầy tớ kia một cách đích đáng. Vậy mà chỉ hôm sau, Sọ Dừa có đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông: mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, một chĩnh vàng cốm. Sọ Dừa không phải là người phàm trần, chàng đã hóa phép ra tất cả.

Những đòi hỏi về sính lễ của phú ông có ý nghĩa như là một thử thách ban đầu. Phú ông hoa mắt vì tham, nhưng rõ ràng vẫn ngần ngại, đo đó mới có chi tiết: Lão lúng túng nói với bà cụ: Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng quái vật đó không đã.

Điều lão không ngờ đã xảy ra là trong khi hai cô chị bĩu môi chê bai, thi cô út đồng ý lấy. Thế là phú ông đành phải nhận lễ và gả cô út.
Khác với hai cô chị, cô út nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa nên đã thuận lòng lấy chàng. Trong truyện này, bên cạnh nhân vật chính, cô Út cũng là nhân vật đáng chú ý.

Hai cô chị vốn tính ác nghiệt, đỏng đảnh nên thường hắt hủi Sọ Dừa. Cái định kiến sâu sắc về sự thấp kém, về sự dị hình và vô dụng đã khiến hai cô chị không thể nhìn thấy được bản chất tốt đẹp nơi chàng.

Cô Út hiền lành, tính hay thương người. Ngay cả khi chưa biết gì về những điều kì lạ, cô vẫn đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. Phép lạ chàng có được là nhờ sự kết hợp của hai yếu tố: thứ nhất là dưới bề ngoài xấu xí, thực chất là chàng trai khôi ngô, tài giỏi và thứ hai là lòng thương người của cô Út.

Chính lòng thương người ấy giúp cô có dịp thấy được bên trong cái hình hài sọ dừa lăn lóc là một chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Cô út trỏ thành bà Trạng là phần thưởng xứng đáng mà truyện cổ thường dành cho những người nhân hậu.

Như vậy, ở truyện này, giá trị,cao quý của con người không chi thể hiện ở nhân vật chính mà còn thể hiện ở nhân vật cô út. Nhờ cô út, giá trị của Sọ Dừa mới có thể bộc lộ và phát triển.

Cưới được con gái út phú ông, Sọ Dừa đã xóa được cái hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới trong hôn nhân thời phong kiến. Bằng tài năng, đạo đức của mình, chàng buộc phú ông phải chịu thua. Đến lúc này, chẳng cần phải tiếp tục giấu mình trong cái lốt xấu xí nữa, Chàng hiện nguyên hình là một chàng trai khôi ngô, đẹp đẽ và càng tỏ ra có tài, có đức. Chàng học giỏi, thông minh khác thường và thi đỗ Trạng nguyên rồi được nhà vua cử đi sứ ở nước ngoài. Chàng đã đạt tới tột đỉnh danh vọng cao sang. Sọ Dừa đã đem đến cho người đọc những bất ngờ hết sức thú vị.
Nhưng hạnh phúc của chàng bị đe doạ bởi lòng đố kị và sự ghen ghét của những kẻ lòng dạ xấu xa. Hai cô chị vốn khinh rẻ nay thấy chàng thành đạt lại rắp tâm hãm hại em gái để được làm vợ quan trạng. Mưu mồ của chúng thật hiểm độc nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, chàng đã dự đoán và lo xa được tất cả. Trước khi lên đường, chàng chuẩn bị chu đáo cho vợ: con dao, hai quả trứng, hòn đá lửa… để phòng thân.

Quả nhiên, khi nàng út bị hãm hại, các thứ đó đều có ích cho nàng. Dao đâm chết cá kình, đá đánh ra lửa nướng cá làm thức ăn. Đặc biệt là hai quả trứng nở ra hai con gà sớm hôm bầu bạn với nàng và tiếng gáy của chú gà trống đã báo cho quan trạng biết mà ghé vào đảo hoang cứu vợ.

Không chi có tài và trí, quan trạng còn là người nhân đức và độ lượng. Trở về quê hương, chàng mở tiệc mừng sum họp. Mặc dù biết rõ lòng dạ độc ác của hai người chị nhưng chàng không một lời trách cử, chi lặng lẽ đưa vợ ra chào. Hai người chị xấu hổ, nhục nhã, âm thầm trốn đi. Vậy là quan trạng có đủ cả tài, đức, trí. Chàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Người xưa đã thành công khi miêu tả hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật có sự đối lập đến mức kỳ lạ. Dưới cái lốt kì quái, Sọ Dừa có đủ vẻ đẹp cả về hình dáng lẫn tài năng, phẩm chất tuyệt vời. Sự đối lập ấy khẳng định cái đáng quý là phẩm chất bên trong và đề cao giá trị của con người chân chính.

Trong xã hội phong kiến trọng người giàu sang, khinh kẻ nghèo hèn, người lao động khó lòng vượt qua số phận tăm tối của mình. Cho nên sự biến đổi kì diệu chính là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, thể hiện sức sống và tinh thần lạc quan mãnh liệt của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, còn mơ ước, còn tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của lòng tốt và sự công bằng trước sự độc ác, bất công của cuộc đời.

Câu trả lời:

Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.

Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.

Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.

Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

Xa cổng trường khép kín với thời gian

Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian

Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc

Rồi mai đây bé làm người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng

Còn ai làm con thuyền giấy trắng

Mùa hạ về lấp lánh bên sông

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non ríu rít sân trừng

Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của

Câu trả lời:

Mùa xuân chính là mùa tươi đẹp nhất trong năm, những cơn mưa xuân làm cho vạn vật tràn trề nhựa sống, vạn vật đua nở, trăm hoa khoe sắc. Sau những ngày đông dài và buồn thì mùa xuân đến như thổi vào cuộc sống của con người những luồng sinh khí mới, dào dạt mà thiết tha. Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất trong năm, bởi vào những ngày này thì khung cảnh quê hương của em trở nên vô cùng rực rỡ, tuy đó chỉ là những cảnh vật đơn sơ của một làng quê nghèo nhưng những thứ thân thương thường hóa thành những điều kì vĩ, tuyệt tác trong tâm hồn mỗi người. Và đối với tôi, mùa xuân trên quê hương chính là một tuyệt tác của đất trời.

Ai cũng có quê hương, đó chính là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi con người ta được sinh ra và lớn lên. Trên mảnh đất quê hương đó sẽ in đậm những dấu ấn của những kỉ niệm, của những dòng hồi ức đầy tươi đẹp. Những điều thân thuộc mà ta yêu thương thường được ưu ái hơn trong những cảm nhận, dẫu đi xa đến những miền tươi đẹp, trù phú hơn nhưng trong tâm thức mỗi người thì quê hương vẫn là nơi đẹp đẽ nhất, đẹp bởi chính tình yêu, sự gắn bó, và đẹp bởi nơi đó ta có người yêu thương.

Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.

Khung cảnh làng quê khi xuân về cũng như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy rực rỡ, những cây cổ thụ đầu làng không còn trơ trụi lá như như tiết trời vào đông nữa.Trên những cành cây xa nảy mầm những sự sống, sắc xanh bao trùm không gian của làng khiến cho khung cảnh tươi mới, rực rỡ. Những khóm hoa ven nhà cũng bắt đầu trổ hoa, những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời càng điểm tô thêm không khí đầy náo nức, vui tươi của ngày xuân. Đó là những đóa hoa hồng, hoa cúc, hoa đào đỏ thắm…tất cả như gọi mùa xuân về cho xóm làng.

Mùa xuân cũng là mùa trồng cây, tại sân vận động của làng em đang diễn ra hoạt động trồng cây theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Trồng cây nhằm làm cho không khí trong ngôi làng trở nên trong xanh, tươi mát hơn. Mặt khác, sân vận động là nơi tổ chức và diễn ra các hội diễn thể dục thể thao, bởi vậy trồng cây còn tạo ra bóng mát. Sở dĩ địa phương em trồng cây vào mùa xuân bởi mùa xuân chính là mùa sinh trưởng của cây cối, vạn vật, đây là thời điểm thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cối.

Mùa xuân cũng náo nức, vui tươi hơn bởi chính con người quê hương em, cảnh vật tràn trề nhựa sống như thổi vào mỗi con người dân quê những luồng sức sống mạnh mẽ, căng tràn. Mọi người đều vui mừng hân hoan trước không khí của mùa xuân. Viết về mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Bính cũng có những câu thơ rất hay và ý nghĩa như sau:

“Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười”

Mùa xuân không chỉ làm cho cảnh vật trở nên tươi đẹp, rực rỡ hơn mà còn đốt lên một ngọn lửa sống mãnh liệt trong tâm hồn những người dân quê chúng em. Theo quan niệm của người dân quê em thì mùa xuân là mùa xủa sự sống sinh trưởng, mùa của những niềm vui tươi và là mùa của hạnh phúc xum họp. Dẫu làm ăn xa thì vào mùa xuân, đặc biệt là dịp tết nguyên đán thì người dân đều trở về quê ăn tết cùng gia đình, cùng những người thân yêu đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đã nói về nỗi xúc động cả những con người xa quê trong bài thơ của mình như:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Cảnh trí băng khuâng chợt nhớ làng
Chị ất, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng trang chang chang”

Mùa xuân trên quê hương em rất đẹp, không chỉ đẹp ở cảnh sắc, vạn vật mà đây cũng là thời điểm lòng người vui tươi, rộn rã nhất. Đón mùa xuân trên chính quê hương mình là điều vô cùng tuyệt diệu.

Câu trả lời:

Bn tham khảo nhé!

Bà ngoại em sống với dì út ở thành phố. Mỗi năm một lần, ngoại ra ngoài em chơi một vài tháng rồi về lại Sài Gòn. Chỉ gần gũi bà ngoại trong thời gian ngắn nhưng em rất yêu bà ngoại.

Bà ngoại em nay đã bảy mươi tuổi, dáng ngoại nhỏ nhắn, gầy gầy. Tóc ngoại điểm sương gần như bạc trắng. Trên khuôn mặt đã nhăn nheo, đôi mắt ngoại hiền từ, âu yếm nhìn chúng em. Đôi mắt ấy đã cóchỗ mờ đục nhưng bờ mắt xếp li theo thời gian vẫn toát lên tâm hồn lãng mạn, giàu lòng yêu thương của ngoại đối với mọi người. Đôi mắt ngoại ngày trẻ chắc là đẹp lắm vì dù đã luông tuổi, bờ mắt của ngoại vẫn rõ nét, đuôi mắt dài và đẹp. Bàn tay ngoại thon gầy, dang tay nhăn nhăn, đùn lại thành nếp nhưng em rất thích được bàn tay ngoại vuốt ve. Dưới bàn tay em, làn da nhăn của ngoại mềm mại, êm ái như tấm vải lụa tơ mượt mà. Ngoại em ăn trầu nên bàn tay ngoại có mùi hương cay cay của lá trầu. Ở nhà, ngoại mặc áo cánh ngắn tay may bằng vải phin nõn màu trắng. Tuy ăn trầu nhưng tính ngoại sạch sẽ, áo lúc nào cũng trắng tinh, quần lụa đen hoặc màu ngà. Quần áo của ngoại lúc nào cũng thơm tho, là ủi phẳng phiu. Khăn tay lau miệng của ngoại được giặt rất sạch sẽ và thay mới nhiều lần trong ngày. Ngoại thường tự tay đổ ống nhổ bã trầu nhưng em muốn dọn sạch cho ngoại nên sáng nào cũng giành phần đổ dọn, súc rửa để ngoại đừng làm. Ngoại em rất cưng chiều các cháu, ngoại hát ru bằng ca dao rất hay. Ngoại thường tạo bất ngờ cho các cháu vui. Có lần, em ngỏ ý thích một ***** đất, ngoại lẳng lặng mua về đặt trên kệ rồi bảo em xem thử trên kệ có gì không. Nhìn thấy ***** đất nho nhỏ dễ thương em vui mừng bế ngay nó xuống và cảm ơn ngoại rối rít. Ngoại cười móm mém mắng yêu: “Cha mày... Nè, con có thích không?”. Em reo lên: “Thích quá đi chớ, ngoại. Ngoại hay ghê, làm con bất ngờ nữa chứ.”. Ngoại em như thế đó, ngoại giàu tình cảm và tâm hồn lúc nào cũng tươi trẻ, khoáng đạt. Em rất yêu ngoại.

Bây giờ ngoại đã đi xa, nhưng tấm lòng yêu thương các cháu của ngoại thường được chúng em nhắc đến. Chúng em, những đứa cháu của ngoại, cũng hãnh diện được thừa hưởng dòng máu nhân hậu, đậm chất trữ tình lãng mạn của ngoại.

BÀI LÀM 2

(Tả mẹ của em)

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

BÀI LÀM 3

(Tả bố của em)

Tất cả các bạn của em đều bảo: “Tớ yêu mẹ nhiều hơn yêu bố.”, riêng em, em không nghĩ vậy. Em yêu bố cũng bằng yêu mẹ dù bố em nghiêm nghị, không chiều em như mẹ.

Bố em đã hơn bốn mươi tuổi, vóc người thấp đậm. Tay chân bố rắn rỏi, bắp cơ săn chắc vì bố em là người dạy võ thuật. Tóc bố cắt ngắn, hai bên thái dương và trán đã có sợi bạc. Khuôn mặt bố phúc hậu, đầy đặn với cái cằm vuông và đôi lông mày thưa, to bản. Mắt bố không to lắm nhưng đuôi mắt xếp ly, dài nên trông bố điềm đạm, có nét đẹp thanh lịch hơn. Bàn tay của bố to bè với những ngón tay ngắn, cứng cáp vì ngâm thuốc võ. Bàn tay của bố có thể chặt bể năm bảy viên ngói chồng lên nhau. Khi không dạy võ, bố giúp mẹ chăm lo việc nhà. Những việc nặng trong nhà đều do bố gánh vác. Ở nhà, bố em mặc đồ ngắn. Khi đi phố hoặc những lúc dự tiệc cưới, bố mặc đồ âu lịch sự, đàng hoàng. Đôi khi bố cũng mặc áo vét, dự những buổi họp mặt long trọng. Bố em là người ăn mặc nghiêm túc. Bố thường nói: “Gọn gàng, trang nghiêm là tác phong của người học võ.”. Bố tự mình ủi là quầnáo phẳng phiu, đánh giầy bóng lộn. Ngoài giờ dạy ở lớp võ thuật, bố trồng hoa, chăm sóc chậu cảnh hoặc ra bài cho em luyện viết chữ đẹp. Chữ bố viết rất đẹp nên bố thường viết mẫu cho em viết theo rèn chữ. Khi dạy em tập viết, bố rất nghiêm khắc, nhờ thế, chữ viết của em rõ ràng, chân phương. Bố em luôn vui vẻ với bà con lối xóm và thường gánh vác công việc chung. Bố đối với mẹ nhiều lúc nhún nhường để mẹ quyết định mọi việc, bố cười xòa: “Tề gia, nội trợ là tài của phụ nữ. Bố conmình phải vâng lệnh mẹ.”. Em yêu bố mẹ, yêu mái nhà nhỏ của gia đình em.

Em đang được bố dạy những bài quyền cơ bản của Vovinam. Em sẽ noi gương bố học tập và rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân văn hoá tốt, khoẻ mạnh như lời Bác Hồ dạy: “Mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả nước mạnh khoẻ.”.

BÀI LÀM 4

(Tả anh trai của em)

Các bạn của em đều bảo em sung sướng, hạnh phúc vì có anh trai cưng chiều, điều này rất đúng. Anh trai của em hơn em bốn tuổi, đang học lớp tám ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Du.

Anh trai của em tên Nghiêm và đúng như tên bố mẹ đặt cho, anh có tính điềm đạm, trang nghiêm tự nhiên. Năm nay anh đã mười bốn tuổi, cao một mét năm mươi lăm, người thon lẳn. Khuôn mặt anh xương xương, thon gầy với đôi mắt hơi dài, chân mày thưa, môi tươi hồng, bờ môi hình trái tim rõ nét. Tóc anh bao giờ cũng cắt ngắn gọn gàng. Tóc anh mềm, hơi mảnh, đen nhánh. Anh trai em có bàn tay thon dài, những ngón tay tháp bút đẹp, thanh mảnh. Bố em bảo những người có bàn tay như thế thường khéo léo. Nhưng thực tế không như bố nghĩ, anh trai em học rất giỏi nhưng không khéo léo. Mọi việc mẹ giao cho anh, anh đều làm được nhưng chậm, vụng về chứ không tươm tất gọn gàng. Nhưng dù sao anh cũng hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao với sự trợ giúp nhiệt tình của em. Bù lại, mỗi khi em có việc gì khó làm như giải toán khó, thủ công... anh lại ân cần giảng giải và giúp em vui vẻ.

Ở nhà, anh mặc quần soóc, áo thun ngắn tay. Đi học anh mặc đồng phục học sinh: áo sơ-mi trắng và quần âu màu xanh dương. Đi chơi xa, anh mặc áo pô-lô kẻ sọc. Anh trai em rất thương em. Anh nhường nhịn, để phần cho em từng ly kem flan, từng củ khoai lang luộc. Sách vở, bút mực học tập, anh đều mua loại tốt cho em. Anh chăm lo cho em từng cây bút chì, từng lọ keo dán thủ công. Anh chiều em trong mọi việc. Hai anh em rất yêu thương nhau. Anh trai em không chỉ học giỏi, anh còn rất chăm học và là một lớp trưởng gương mẫu. Kìthi học sinhgiỏi tỉnh, anh đạt giải nhì môn Toán. Thầy cô, bạn bè đều yêu mến anh.

Noi gương anh, em gắng sức học giỏi, tham gia công tác trường đều đặn, tích cực. Em rất quý anh trai em và tự hào có một người anh học giỏi, chăm ngoan, được thầy yêu bạn mến.

BÀI LÀM 5

(Tả em gái của em)

Em gái của em lên bảy tuổi, tên Mai Uyên. Uyên học lớp hai cùng trường với em.

Uyên có vóc người nhỏ nhắn, hơi gầy. Tóc Uyên dài và xoăn tự nhiên. Từng lọn tóc của Uyên xoăn bồng bềnh, thả trên vai rất xinh. Mẹ cột gọn cho Uyên một cái nơ đỏ ở lọn tóc, rồi dùng tay uốn những múi tóc nhỏ thành hình lò xo. Tóc Uyên cột cao, xoăn xoăn màu đen, ngọn tóc dài chấm vai xinh xắn. Khuôn mặt Uyên bầu bĩnh, mắt to và sáng. Mũi Uyên cao, thanh tú. Khuôn mặt Uyên thêm xinh nhờ bờ môi đỏ như thoa son, chúm chím như búp hồng. Uyên có nước da trắng như trứng gà bóc, tay chân thon thon, bàn tay nhỏ, ngón tay dài, mềm mại như bàn tay của nghệ sĩ dương cầm.

Ở nhà, Uyên mặc đồ ngắn gọn gàng. Đi học em Uyên mặc váy xanh, áo trắng. Những ngày lễ Tết, mẹ diện cho Uyên áo đầm màu hồng hoặc đầm voan trắng. Có lúc, Uyên mặc đồ liền quần rất dễ thương. Uyên học bán trú, ở lại trường buổi trưa giống như em. Đi học về, Uyên tự mình tắm rửa, thay quần áo và lau chén đĩa, giúp mẹ dọn cơm. Tuy còn bé, Uyên cũng biết phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa như: lau bàn sa-lông, quét bụi tủ ti-vi, tủ giầy... Uyên học hành chăm chỉ, giỏi nên được thầy yêu, bạn mến. Khi mẹ bận việc vắng nhà, Uyên giúp em cho gà ăn, đóng cửa chuồng gà khi chiều tối. Em rất thương em gái của em.

Ba mẹ em chỉ có hai con là em và bé Uyên. Hai anh em rất thương nhau, cùng bảo nhau phải học giỏi để ba mẹ vui lòng. Năm nào hai anh em cũng xếp loại học lực giỏi. Em cũng cần cố gắng hơn nữa để đủ sức dìu dắt em gái học tập. Em hứa sẽ chăm sóc Uyên thật tốt, không để ba mẹ phải lo lắng về hai anh em.