Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 0
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

Giang Nguyen

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Truyện Thánh Gióng quả thật có rất nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa đầu tiên phải kể đến đó là lòng yêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở:
Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại. Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những người dân thuở ấy với những nét đẹp nhất, tiêu biểu nhất, cao quý nhất của những người con yêu nước:
- Cha Gióng là ông thần Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ này đi hái cà trong cơn lốc, để lại dấu chân trong vườn cà, để rồi mẹ nó đặt chân lên dấu mà thụ thai sinh ra nó – một đứa bé không tên ở làng Gióng. Đứa trẻ này không tên vì nó là mọi người. Cha nó là một ông Khổng Lồ - một ông Khổng Lồ rất dân giã khi ra đồng hái cà để ăn. Như vậy, đứa bé là con của một dân tộc vĩ đại.
- Đứa trẻ làng Gióng sinh ra đã mấy năm rồi mà cứ nằm trong nôi, không nói không cười. Nhưng khi sứ giả Hùng Vương thứ sáu đi truyền rao cần nhân tài cứu nước, đánh giặc Ân thì đứa bé liền thông cảm và biết nói, lời nói đẩu tiên của nó là xin tình nguyện ra đi đánh giặc, bảo vệ quê hương. Như vậy, lòng yêu nước của Gióng đã được ủ sẵn từ rất sớm mà có lẽ không phải từ khi mới sinh ra mới có mà là từ trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ, khi được nghe những lời mẹ ru, khi được nghe bằng đôi tai, nhìn bằng cặp mắt,… của mẹ,… Sau này, khi nói: “cứu nước, cứu dân trước”, “Tổ quốc trên hết”, “Tôi chỉ có một ước muốn, một ý muốn tột bậc, là giải phóng nước nhà, làm cho dân ấm no hạnh phúc”,… thì tư tưởng này đã có sẵn trong truyện Thánh Gióng ngàn xưa rồi.
- Đứa bé mới ngày nào còn nằm trong nôi, hôm nay đã lãnh trọng trách đánh giặc. Khi lãnh trọng trách đánh giặc, cứu nước thì vừa vươn vai một cái, nó đã hóa thành một ông Khổng Lồ, to lớn và khỏe mạnh phi thường. Thế là dân làng đem cà mắm thật nhiều, Gióng ăn cà mắm lại càng lớn mạnh hơn nữa, có sức nhổ cả một bụi tre để làm vũ khí đánh giặc. Lột cái dáng vẻ thần thoại ra thì ta có thể nhận thấy ngay rằng, sức mạnh này là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng người – của lòng yêu nước – một sức mạnh lớn lao, phi thường đang lớn lên cực kỳ nhanh chóng mà không gì, không một thế lưc hắc ám nào có thể đánh bại. Và tư tưởng “toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc” và cũng là một lối đánh truyền thống nhưng không bao giờ lỗi thời qua thời gian, năm tháng đã được thể hiện rất rõ tại đây. Mỗi con người đất Việt tuy bình thường trông có vẻ nhỏ bé nhưng đến khi đất nước lâm nguy thì đều trở nên vĩ đại, phi thường, đều đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc hẳn nhân dân sáng tác và trau dồi truyện thánh Gióng muốn nói rằng dân tộc ta một khi đứng trước một nhiệm vụ lịch sử nặng nề, tưởng chừng như quá sức gánh vác của mình, thì, bởi sẵn lòng yêu nước nồng nàn, bởi biết chung sức với nhau, bởi nhiều mưu trí và sáng tạo mà vươn lên mau chóng cho kịp nhiệm vụ được giao. Thật vậy, suốt mấy ngàn năm sau, Văn Lang, Âu Lạc đã dám đánh thắng và thắng những kẻ xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp mấy chục lần.
- Giặc tan, vị anh hùng làng Gióng không về triều lĩnh thưởng mà giục ngựa lên núi Sóc, về trời, hẹn khi nào đất nước lâm nguy thì sẽ trở lại giúp dân đánh quân xâm lược. Bằng cử chỉ cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.

Câu trả lời:

Đặt tại Công viên trung tâm thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là nơi hội tụ sắc trời thành Vinh và hương biển Cửa Lò, với gió từ núi Hồng, núi Quyết và sông Lam, Bến Thủy, đồng thời lại tạo được vẻ hài hòa với không gian, kiến trúc của thành phố. Tượng đài Bác Hồ cao 12m bằng đá hoa cương dựng theo mẫu của nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn gây ấn tượng sâu sắc đã được lựa chọn trong nhiều mẫu dự thi. Tượng đài được đặt trên đế, bệ và khán đài cao gần 6m ốp đá hoa cương. Hình ảnh của Bác uy nghi mà giản dị, vẫn phong thái ung dung tự tại, chiếc áo đại cán đã phai màu, đôi dép cao su quen thuộc như ngày nào Bác về thăm quê giữa cánh đồng vàng trĩu bông. Với hai cây hoa đại bên chân tượng, 35 cây cau vua, gần 100 cây cau, 14 cây vạn tuế, 11 chậu hoa sứ, kiến trúc tượng đài càng thêm phần trang trọng, hài hòa, hoành tráng mà gần gũi với nhân dân.

Đặc biệt hơn cả, toàn bộ tượng đài dựa lưng vào dãy núi Chung (mô phỏng từ núi Chung ở huyện Nam Đàn), một địa danh đã gắn bó với Bác Hồ từ thuở ấu thơ. Nơi đây, thời niên thiếu, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng với bạn bè đã từng mải mê với cánh diều trong những chiều hè lộng gió. Ban đầu, việc đắp núi giữa lòng thành phố gặp không ít lời phản đối, nghi ngờ cho là chuyện ảo tưởng, nhưng cuối cùng ý tưởng vừa thiết thực vừa lãng mạn ấy đã được triển khai. Người ta lấy đất từ Nam Đàn để đắp nên thành núi. Cây tre, trúc, cỏ lấy từ 61 tỉnh, thành phố trong cả nước tạo cho núi một màu xanh bao phủ. Du khách có thể dễ dàng lên núi Chung để ngoạn cảnh bằng những lối mòn được lát đá đỏ từ mỏ đá Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An). Đứng trên mỏm núi cao 11m có thể nhìn bao quát cả quảng trường. Sân hành lễ dài 100m, rộng 80m, có sức chứa khoảng 30.000 người được chia thành 99 ô cỏ. Dưới sân hành lễ được bố trí một hệ thống thoát nước, hệ thống ống và vòi phun để tưới nước cho cỏ. Phía ngoài cùng giáp bùng binh là sân bán nguyệt có thể làm một sân khấu khổng lồ. Hồ nước với đài phun nước nghệ thuật nhạc và nước màu hiện đại không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người tham quan mà còn làm dịu mát không khí nắng nóng trong những ngày hè.
Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân xứ Nghệ, một điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác và sẽ là chốn dừng chân thật ý nghĩa vào mỗi dịp sinh nhật của Người khi không gian nơi đây ngập trong hương sen thơm ngát.


Khu nhà của Ban quản lý quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh (BQL) nép mình dưới chân tượng đài, giữa một vườn ươm tốt tươi hoa lá. Anh Thái Huy Phú, trưởng phòng Nghiệp vụ và là một trong số 27 cán bộ BQL, đang “cộng sổ” - không phải là những con số thu - chi mà là số lượng người đã tới thăm quảng trường kể từ ngày khánh thành. Chuyển cho khách bản báo cáo kết quả hoạt động của BQL trong năm 2003 và 4 tháng đầu năm 2004, anh nói: “Ngay cả chúng tôi cũng không ngờ được số lượng người đến dâng hoa, thăm tượng đài nhiều đến vậy. Anh tưởng tượng xem, không tính số khách lẻ thì 7 tháng cuối năm 2003 đã có khoảng 3.500 đoàn tới đây, trong đó có 11 đoàn nguyên thủ quốc gia và hàng chục đoàn của lãnh đạo các bộ, ngành. Chúng tôi cũng đã được đón nhiều đoàn khách quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài”. Nếu tính chi li, kể từ ngày Quảng trường Hồ Chí Minh khánh thành tới hết năm 2003, BQL đã phục vụ gần nửa triệu khách từ xa tới, chưa kể 2,5 triệu lượt người Vinh tối tối tới quảng trường vui chơi thư giãn. Còn trong 4 tháng đầu năm 2004, người ta tính được đã có 1.500 đoàn khách (200.000 lượt người) và hơn 1 triệu lượt khách lẻ đã tới thăm tượng đài Bác - một con số ấn tượng bởi đó là khoảng thời gian mà mùa du lịch ở Nghệ An chưa bắt đầu.

Đối với nhân dân thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa - kiến trúc đáng tự hào. Ý tưởng xây dựng quảng trường hình thành cách nay 7 năm. Công trình được khởi công từ năm 2000 và hoàn thành sau 3 năm thi công - khoảng thời gian không dài lắm so với tầm cỡ một công trình văn hóa cấp quốc gia có vốn đầu tư hơn 50 tỷ đồng và tính sơ sơ có tới 30 hạng mục lớn nhỏ. Những người theo sát quá trình thi công Quảng trường giờ vẫn còn nhớ cảnh tượng hàng đoàn xe tải nặng vận chuyển 180.000 khối đất từ ngọn núi Dơi ở Nam Đàn (gần khu mộ bà Hoàng Thị Loan) về Vinh để tạo ra ngọn núi Chung mô phỏng. Người Vinh nhận xét rằng ngọn núi ấy không chỉ là điểm tựa cho dáng đứng tượng đài Hồ Chí Minh thêm vững chãi, mà còn thể hiện vòng tay yêu thương ôm ấp cả dân tộc của Người. ở Quảng trường Hồ Chí Minh, ngoài núi Chung thì sân hành lễ rộng mênh mông với 99 ô cỏ và đài phun nước nhạc màu là những hạng mục gây ấn tượng đặc biệt.

Sau lễ khánh thành quảng trường tổ chức vào ngày 19-5-2003, có khoảng 5 vạn người tới dự, một năm nay, người dân địa phương thực sự coi Quảng trường Hồ Chí Minh là “điểm đến” của mình. Họ đến đây dâng hoa trước tượng đài Bác, thả bộ thư giãn giữa 79 ngọn đèn nến thắp sáng hằng đêm trên ngọn núi Chung mô phỏng. Vào những ngày lễ tết, quảng trường là cả một biển người.

Quảng trường Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên Con đường di sản miền Trung.

Câu trả lời:

Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.

Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

Câu trả lời:

Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính”), nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên nàng bị khinh rẻ phải chịu nỗi oan khuất đau đớn rất đáng thương.
Mở đầu đoạn trích, nàng đã gây cảm tình với người đọc bởi tấm lòng thương yêu chồng rất mực: chồng thức khuya học bài, nàng cũng thức theo may vá; chồng ngủ quên, nàng dọn dẹp tràng kỉ rồi âu yếm nhìn chồng và phát hiện chiếc râu mọc ngược. Nghĩ thương chồng, nàng toan lấy con dao cắt đi thì bị hiểu lầm, bị vu oan là ám sát chồng! Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: "Oan con lắm mẹ ơi!", "Oan thiếp lắm chàng ơi!", "Oan con lắm cha ơi!”. Bốn lần đầu nàng chỉ được đáp lại bằng sự ruồng rẫy, xua đuổi. Cha nàng thông cảm nhưng ông chỉ biết bất lực trước nỗi oan của con gái Thị Kính “tình ngay lí gian” và nhất là xuất thân từ một gia đình nghèo nên nàng bị coi khinh rất mực: nàng bị Sùng bà túm tóc dúi đầu, bị chửi bới mắng nhiếc và nỗi nhục lên đến tận cùng khi bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ.

Trong đoạn trích đấy kịch tính này, Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.