Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 2
Điểm SP 24

Người theo dõi (3)

dang ngoc thai
Hien Than

Đang theo dõi (4)

dang ngoc thai
Hien Than
Dao Dao

Câu trả lời:

Mùa thu luôn là đề tài của các nghệ sĩ, nó gợi nhiều cảm xúc đối Với thi nhân. Theo Xuân Diệu, thu là dáng buồn liêu, là những luồng run rẩy rung rinh lá, đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một hình ảnh mùa thu đầy thơ mộng: Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô. Thu điếu của Nguyễn Khuyến là sự vắng lặng, yên ả của không gian, là cảnh đẹp nên thơ của nước hồ thu. Còn Hữu Thỉnh với bài thơ Sang thu, ông đã khắc họa bức tranh mùa thu tươi đẹp, bức tranh đang ở thời khắc giao mùa với một làn hương mới. Mùa thu trong bài thơ của Hữu Thỉnh không có dáng vẻ tĩnh mịch, hồn thơ không vương vấn những cảm xúc buồn như mùa thu ở trong thơ của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Du hay Xuân Diệu…

Sang thu là một bài thơ gợi tả thiên nhiên tươi đẹp. Đất trời đang chuyển mình từ cuối hạ sang thu. Mở đầu bài thự là một phát hiện bất ngờ:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Mùa thu đã xuất hiện ở một làng quê Việt Nam. Mùa thu với hương thơm mộc mạc nhưng đầy hương vị ấm nồng. Hương ổi phả trong gió nhẹ đã làm cho con người nhận ra ngay mùa thu đang đến. Động từ phả thể hiện một mùi hương nồng nàn, lan tỏa trong không gian, hòa quyện với làn gió nhẹ để tạo nên một cảm giác thật đáng yêu. Cảm giác ấy không phải trầm buồn, ướt lệ mà là một cảm giác vui tươi đến bất ngờ, mới mẻ. Mùa thu đã mang đến hương thơm và sương mờ ướt lạnh. Sương chùng chình đã tạo nên một phong cảnh đáng yêu. Chùng chình là sự kéo dài, chậm chạp như muốn chờ muốn đợi ai đây? Cảnh vật cứ dần như thế, mềm mại như thế và thu đến tự lúc nào không hay. Nhà thơ đã ngỡ ngàng trước cái đến bất chợt của mùa thu.

Cảm giác bỡ ngỡ ban đầu đã tan biến và nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu tươi sáng:

Sông bắt đầu dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Ở khổ thơ thứ hai, dấu hiệu sang thu mang tính rõ nét hơn. Tác giả không cảm nhận bằng khứu giác mà cảm nhận trực tiếp bằng thị giác. Từ láy dềnh dàng diễn tả sự chậm chạp, thong thả của dòng nước sông mùa thu. Dấu hiệu mùa thu còn thể hiện ở cánh chim trời, chim vội vã bay vì trời mùa thu nhanh tối hơn mùa hạ, chim phải bay nhanh về tổ.

Mùa thu với đất trời sáng trong, sống lặng lờ, thong thả chảy cùng với đàn chim đang tung cánh bay cao. Hình ảnh đám mây mùa hạ đang vật nửa mình sang thu là sự chuyển biến của đất trời. Dù sang thu nhưng dư âm mùa hạ vẫn còn. Một bóng mây vương lại như sự quyến luyến, ngập ngừng.

Mùa thu với nắng nhẹ, dịu êm. Đất trời như thay áo mái nhưng vẫn có đâu đây làn nắng ấm mùa hè. Có lẽ đây là hình ảnh đẹp nhất thể hiện nét riêng của sự giao mùa từ hạ sang thu. Đám mây ở thời điểm này rất đẹp, nó như chiếc cầu nối giữa hai mùa. Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả sự chuyển giao của đất trời. Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” bởi còn chần chừ, lưu luyến. Dù sang thu nhưng vẫn còn vương vấn những hình ảnh của mây mùa hạ. Đây là sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh thiên nhiên của mùa thu:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Phong cảnh mùa thu hiện ra thật rõ nét. Nắng mùa thu đang nồng đượm. Mưa mùa hạ vơi dần nên âm thanh của sấm cũng không còn làm cho con người ta giật mình, hốt hoảng. Mùa thu không những làm cho hàng cây như già dặn hơn, đứng tuổi hơn mà mùa thu càng làm cho hàng cây như vững vàng hơn trước những biến cố của thiên nhiên. Cây lá mùa thu vẫn nhuốm buồn vì lá dần ngả sang màu úa theo qui luật của thiên nhiên nhưng nó vẫn mang một dòng nhựa rạo rực, tràn trề sức sống. Khi thu đến, nó đã chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi và ấm đã gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là hình ảnh con người từng trải trước những tác động của ngoại cảnh, những biến cố bất thường của cuộc đời.

Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu, thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

Câu trả lời:

Cũng giống như bao em bé ở Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bé thu có một hình ảnh đặc biệt. Thu là cô bé khoảng tám tuổi, con gái đầu lòng và cũng là con gái duy nhất của ông Sáu, khi ba đi vào chiến trường Thu mới một tuổi và tám năm sau ba em trở về nhưng lại có vết thẹo trên mặt khiến Thu không nhận ra ba của mình. Đến khi em nhận ra và tình cảm cha con thức dậy trong em mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải trở về chiến khu, chính trong hoàn cảnh đó bé Thu đã bộc lộ rõ nét cá tính và tình cảm đáng yêu đáng mến.

Trước hết, bé Thu là một em bé có cá tính mạnh mẽ cứng cỏi nhưng đồng thời cũng mang nét hồn nhiên ngây thơ của con trẻ. Gặp lại con sau những tháng năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con nhưng thật chớ chêu, đạp lại sự vồ vập của người cha bé Thu lại ngờ vực lảng tránh: ” Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. nó ngơ ngac lạ lùng” với bé Thu lúc này ông Sáu như người xa lạ, khi ông chầm chậm bước tới giọng lập bập run run ” ba đây con, ba đây con” thì mặt nó bỗng tái đi và kêu thét lên” Má, má” đó là tiếng kêu sợ hãi và tìm người cầu cứu. Đặc biệt, mấy ngày ông Sáu ở nhà Thu tỏ ra rất ương ngạnh bướng bỉnh và ông Sáu càng muốn gần con thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt xa cách. Tâm lý và thái độ ấy của bé Thu được thể hiện qua hàng loạt chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động ” nó chỉ nói chống không với ông Sáu mà không chịu gọi ba” kể cả trong lúc bé nhất định không chịu nhờ không chắt nước nồi cơm to đang sôi, rồi khi má giục gọi ba vào ăn cơm nó vẫn cứ nói chống ” cơm chín rồi, vô ăn cơm”. Cách gọi này không phải Thu là cô bé vô lễ mà thể hiện cá tính ương ngạnh ở em. đặc biệt hành động em hất tung cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho ra khỏi chén. Cuối cùng bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì nó bỏ về nhà ngoại. Những hành động và thái độ đó khiến cho ông Sáu và người đọc rất đau lòng, bởi còn gì đau đớn hơn thì một người cha khao khát được gặp con được thương con mà lại bị con mình chối bỏ cự tuyệt hoàn toàn.

Tuy nhiên, sự ương ngạnh của bé Thu là hoàn toàn không đáng trách trong hoàn cảnh xa cách va cách trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống và người lớn cũng chưa ai kịp chuẩn bị cho em những kĩ năng. vì thế Thu không tin ông Sáu là ba em chỉ vì ông có vét thẹo khác với người ba trong bức hình chụp chung với má mà em được biết, phản ứng tâm lý ấy của Thu là hoàn toàn tự nhiên thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Đồng thời, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ cứng cỏi, tình cảm trong em sâu sắc chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba mình. Như vậy ” cứng đầu” của Thu ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ và một tình yêu dành cho ” người cha khác” với người cha trong bức hình chụp chung với má nó, Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong chuyện ngắn ” chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Cái tính ương ngạnh là thế nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba của mình thì tình yêu thương ba sâu nặng ở bé Thu được nhân lên gấp bội. Trong đêm bỏ về bà ngoại, bé Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba nó là cho Tây bán thương. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái là ân hận, hối tiếc ” nghe bà kể nằm lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong buổi cuối cùng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi đột ngột. Nó không bướng bỉnh hay cau màu nhăn nhó nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu khi đối diện với ông Sáu ‘ đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” đằng sau đôi mắt ấy đang xáo động bao ý nghĩ, bao tình cảm và sau lời từ biệt của ông Sáu,” thôi ba đi nghe con” thì tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra mạnh mẽ hối hả và cuống quýt. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ” ba” sau tám năm. Tiếng gọi ấy chan chứa bao tình cảm gây được bao xúc động: ” tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đó là tiếng ba mà: ” nó cố đè nén trong bao năm nay như vỡ tung ra từ đáy lòng nó” cùng với tiếng gọi đó là những cử chỉ khiến người kể chuyện, bà con hàng xóm và cả người đọc chúng ta xúc động đến lao lòng ” nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, nhà văn không viết nhiều, chỉ vàu chi tiết nhỏ ấy cũng đủ để người đọc cảm nhận tình yêu thương ruột thịt. nồng nàn mà bé Thu dành cho ba của mình, trong giây phút ấy, bé Thu không chỉ thấy yêu ba, thương ba mà rất tự hào về ba nên: ” nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài trên má ba”. có lẽ vì rất tiếc thời gianqua không nhận ba nên nó muốn níu kéo ba ở lại ” không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con”, nhưng rồi ý thức được công việc của ba, công việc của kháng chiến của đất nước nên khi bà ngoại giải thích Thu đã rời khỏi vòng tay ba. Điều này làm ta hiểu thêm một điều: “ tình yêu và niềm tin tự hào về ba đã trở thành sức mạnh thôi thúc rèn rũa để sau này Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm.

Tình yêu thương ba của bé Thu để lại bao ấn tượng trong lòng bạn đọc là nhờ vào cách xây dựng nhân vật rất thành công của Nguyễn Quang Sáng. trước hết, tác giả đặt nhân vật bé Thu vào tình huống chuyện rất éo le để nhân vật bộc lộ rõ nét cá tính và tình cảm của mình, đặc biệt Nguyễn Quang Sáng còn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, mọi hành động thái độ của Thu trong hai thời điểm trước và sau khi nhận ông Sáu là ba đều biểu hiện trái ngược hoàn toàn. Tất cả đều bắt nguồn từ tình cảm sâu sắc dành cho người cha ma em hằng kính yêu, tôn thờ, có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm chan chứa yêu thương, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách cảm động tinh tế.

Có thể nói chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng hình ảnh nhân vật bé Thu và câu chuyện ” chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn để lại bao ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc về một em bé vừa hồn nhiên, cứng cỏi, vừa có tình yêu thương ba sâu sắc, mãnh liệt, qua nhân vật bé Thu, ta càng thấm thía hơn tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, thấm thía hơn phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình đồng thời ta hãy trân trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang được hưởng hôm nay.

Câu trả lời:

Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng - người bạn tri âm với người tù cộng sản HCM (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.
Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác.
Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Câu trả lời:

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nen có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý, Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đền với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi,xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng,những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.



Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm ,cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu ,cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào ,chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi,cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiển nữa. Ở những câu hởi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ”những lúc như thê cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng,chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Câu trả lời:

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phô" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng dầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.