Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 50
Điểm GP 5
Điểm SP 15

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

Buổi đầu lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và giành được độc lập cho dân tộc Việt. Sau đó, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Tới giữa thế kỷ 19, đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và sát nhập cùng Lào và Campuchia tạo thành Liên bang Đông Dương – thuộc địa của Pháp.

Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 nửa: miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo chủ nghĩa cộng sản, trong khi ở miền Nam, Hoa Kỳ đổ tiền bạc để lập nên Việt Nam Cộng hòa theo chủ nghĩa chống cộng[17] Sự can thiệp của Hoa Kỳ dẫn đến Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kết thúc vào năm 1975 khi Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi và thống nhất đất nước. Tuy vậy, sau đó, Việt Nam phải trải qua tình trạng nghèo đói và bị tàn phá bởi chiến tranh, cùng với việc Hoa Kỳ cấm vận giao thương với Việt Nam.[18] Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế (gọi là Đổi mới), mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế.[8]

Thời tiền sử và cổ đại

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng (Homo erectus) vào thời kỳ đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của con người thời tiền sử được phát hiện tại các tỉnh phía Bắc gồm Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình.[19] Tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng hoạt động đánh cá.[19]

Đến thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 5000–6000 năm, người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước; hàng loạt dấu vết của việc trồng lúa đã được phát hiện trên khắp lãnh thổ, từ cao nguyên cho tới đồng bằng.[19] Ngoài ra, con người đã bắt đầu biết chế tác công cụ tinh tế hơn và làm đồ gốm với kỹ thuật tinh xảo đạt đến đỉnh cao.[19] Đến khoảng năm 1000 trước Công nguyên, khu vực lúa nước phát triển ở sông Hồng và sông Cả phát triển mạnh mẽ thành nền văn hóa Đông Sơn, nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ, nổi tiếng với những trống đồng Đông Sơn tinh tế.[20] Sau đó, những nhà nước đầu tiên của người Việt, Văn Lang và Âu Lạc, lần lượt xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên.[21]

Thời phong kiến Hoàng thành Thăng Long là nơi đóng đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam Bản đồ thể hiện công cuộc Nam tiến mở rộng bờ cõi nước Việt từ Bắc xuống Nam trong vòng từ năm 1069-1757

Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn một ngàn năm.[22] Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của những vị tướng lĩnh như Bà Triệu, Mai Thúc Loan hoặc chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn như Hai Bà Trưng, Lý Bí, đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, song chưa hẳn là giành được độc lập dân tộc vì Khúc Thừa Dụ vẫn tự nhận mình là quan của triều đình phương Bắc dù chỉ trên danh nghĩa.[23]

Đến năm 938, Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy, đánh bại quân Nam Hán.[24] Ngô Quyền xưng vương, tự đặt triều đình cai trị, đánh dấu việc người Việt chính thức độc lập khỏi các triều đình phương Bắc.

Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước với quốc hiệu là Đại Việt. Các triều đại nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần đã tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá những tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Trong giai đoạn này, nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần đã có một số lần phải chống trả các cuộc tấn công của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, nhưng đều giành được thắng lợi và bảo vệ được nền độc lập của Đại Việt.Tiêu biểu là ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược dưới thời nhà Trần.

Đến năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu, các cuộc cải cách của nhà Hồ khiến triều đình làm mất lòng dân. Năm 1407, Đại Ngu bị nhà Minh của Trung Hoa thôn tính, giai đoạn độc lập của người Việt bị gián đoạn. Sau đó, năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên nhà Hậu Lê, giành lại độc lập cho dân tộc Việt. Triều Hậu Lê là triều đại mà chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).[25]

Vào thế kỷ 16, khi nhà Hậu Lê suy yếu, hai thế lực phong kiến lớn của Việt Nam là tập đoàn chúa Trịnh và chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây nên cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn một trăm năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong suốt 200 năm. Sau đó, đến cuối thế kỷ 18, vị tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ đánh bại cả hai lực lượng và lập nên nhà Tây Sơn, thống nhất Đại Việt. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ mất sớm, người kế vị là Hoàng đế Cảnh Thịnh không đủ tài năng nên nhà Tây Sơn chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi và sau đó bị Nguyễn Ánh (một thành viên trong dòng họ chúa Nguyễn) cùng với viện trợ từ Pháp lật đổ, lập nên nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.[26]

Trong suốt thời đại phong kiến, các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn đã có công thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam, mở mang bờ cõi đất nước.[27]

Các đô thị chính: Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.

Lịch sử hiện đại Đại lộ Paul Bert, Hải Phòng thời Pháp thuộc

Đến giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp tiến hành xâm lược bán đảo Đông Dương, thâu tóm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia làm thuộc địa. Đến năm 1887, ba quốc gia trên sát nhập thành Liên bang Đông Dương, chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong thời gian này, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam, cùng với những phong tục, tập quán Tây phương, dần dần trở nên phổ biến song hành với những phong tục văn hóa truyền thống.[28] Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp và chiếm toàn thể Đông Dương. Với sự chuẩn bị từ trước đó trong nhiều năm và với sự ủng hộ của người dân, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Việt Minh giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của người Việt thời hiện đại. Tới tháng 1/1946, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện hợp pháp duy nhất cho nhân dân Việt Nam.[29]

Trực thăng Hoa Kỳ phun chất độc hóa học (có thể là chất độc da cam) xuống đồng bằng sông Cửu Long năm 1969

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) lãnh đạo. Để đối chọi lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1949, Pháp dựng lên Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại (từng là hoàng đế nhà Nguyễn) làm Quốc trưởng.[30][liên kết hỏng]

Sau chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp (bao gồm Quốc gia Việt Nam) ở phía nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời (không được coi là biên giưới quốc gia), dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.[31] Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên ở miền Nam, việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước mãi tới năm 1976 mới được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, được Hoa Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ. Chính phe này tuyên bố không thi hành bầu cử thống nhất đất nước[32] Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Từ đây, Việt Nam tạm thời bị chia cắt với: Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản và tại miền Nam Việt Nam Cộng hòa thì theo chủ nghĩa tư bản và chống cộng sản tồn tại song song với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.[17]

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời tại miền Nam với mục tiêu đoàn kết những người dân miền Nam có tinh thần chống lại sự can thiệp của Mỹ, muốn đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa để thực hiện thống nhất Việt Nam.[33] Xung đột quân sự dần trở nên nghiêm trọng và kéo dài suốt hai thập kỷ (gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam). Năm 1964, nhận thấy Việt Nam Cộng hòa sắp sụp đổ, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào miền Bắc.[34] Năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hành tổng tấn công khắp miền Nam nhân dịp Tết Mậu Thân, gây ra những tổn thất lớn cho Hoa Kỳ và làm cho phong trào phản chiến tăng mạnh.[35] Tới tháng 6/1969, Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và được 50 quốc gia trên thế giới công nhận.[36]

Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris và rút quân khỏi Việt Nam. Cuộc chiến kết thúc vào ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[37]

Năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do nhiều cuộc chiến tiếp tục nổ ra (chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây Nam chính quyền diệt chủng của Khmer Đỏ) và chính sách kinh tế bao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại trong gần hai thập kỷ, do đó Việt Nam vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh nay lại lâm vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội[18] Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội.[38] Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1994, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ,[18] và một năm sau đó, Việt Nam gia nhập khối ASEAN. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (ECOSOC, UNESCO), Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC.[39] Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[40]

Địa lý Bài chi tiết: Địa lý Việt Nam Bản đồ địa hình Việt Nam

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Campuchia và Lào và phía Đông giáp biển Đông.[41]

Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, chôrômát,vàng...Về tài nguyên biển thì có cá, tôm, dầu mỏ, khí tự nhiên.Với hệ thống sông, hồ nhiều, đây là tiềm năng cho thủy điện phát triển.

Khí hậu Bài chi tiết: Khí hậu Việt Nam

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung và Nam bộ có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội và hứng chịu 5 đến 10 cơn bão/năm.

Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964 - 2014).[42]

Câu trả lời:

CHÍNH PHỦ Số: 36/2012/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

___________________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ); chế độ làm việc và quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng).

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.

3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Chương III Nghị định này không áp dụng đối với cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

4. Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Điều 2. Vị trí và chức năng của Bộ

Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.

Điều 3. Bộ trưởng

1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ và các công tác khác của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

2. Người giữ chức vụ cấp phó của Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là người được giao phụ trách, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng.

3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ

Điều 4. Về pháp luật

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

1. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

2. Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Về hợp tác quốc tế

1. Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

3. Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.

Điều 7. Về cải cách hành chính

1. Trình Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.

2. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền.

3. Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.

4. Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công sở và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.

Điều 8. Về quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực

1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới tổ chức các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

3. Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác

1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực.

2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục Chính phủ quy định về xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của Chính phủ đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Điều 10. Về hội, tổ chức phi Chính phủ

1. Công nhận ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ; có ý kiến bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi Chính phủ.

2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng viên chức

1. Trình Chính phủ quyết định: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp cộng lập thuộc ngành, lĩnh vực.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: thành lập, tổ chức lại, giải thể các vụ, cục và tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ.

3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập khác không thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định thành lập phòng trong vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và chi cục thuộc cục theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.

5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ và cục thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7. Xây dựng Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch và viên chức theo chức danh nghề nghiệp để xác định kế hoạch biên chế công chức hàng năm của Bộ và số lượng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hàng năm của Bộ gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.

8. Quyết định giao biên chế công chức cho các tổ chức thuộc Bộ; quản lý biên chế công chức trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; quản lý vị trí việc làm và số lượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Về cán bộ, công chức, viên chức

1. Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng.

2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, bao gồm: tổng cục và tổ chức tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập và phòng trong vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.

Người đứng đầu các tổng cục và tổ chức tương đương, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc cấp mình quản lý.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý nêu trên thuộc Bộ thực hiện theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.

3. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của công chức theo ngạch thuộc ngành, lĩnh vực để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và cơ cấu viên chức thuộc ngành, lĩnh vực và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Về kiểm tra, thanh tra

1. Hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Kiểm tra, thanh tra các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức việc tiếp dân theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Về quản lý tài chính, tài sản

1. Lập dự toán, phân bổ, quản lý và quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình; kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn; định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực.

3. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ

Điều 15. Cơ cấu tổ chức của Bộ

1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước:

a) Vụ;

b) Văn phòng Bộ;

c) Thanh tra Bộ;

d) Cục;

đ) Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục).

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ:

a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;

b) Báo; Tạp chí; Trung tâm Thông tin hoặc Tin học;

c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.

3. Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ đã được cấp có thẩm quyền thành lập.

4. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này không quá 03 người.

Điều 16. Vụ thuộc Bộ

1. Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản lý nội bộ của Bộ.

2. Vụ không có tư cách pháp nhân. Vụ trưởng chỉ được ký các văn bản theo ủy quyền của Bộ trưởng để hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.

3. Vụ hoạt động theo chế độ chuyên viên. Đối với những vụ có nhiều mảng công tác hoặc nhiều khối công việc được thành lập phòng; số phòng trong vụ được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.

4. Việc thành lập vụ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ;

b) Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Các tiêu chí nêu trên không áp dụng đối với việc thành lập các vụ tham mưu về công tác quản lý nội bộ của Bộ.

Điều 17. Văn phòng Bộ

1. Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ đã được phê duyệt.

2. Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.

3. Văn phòng Bộ được thành lập phòng theo các lĩnh vực công tác được giao.

4. Văn phòng Bộ có con dấu riêng; Chánh văn phòng được ký các văn bản hành chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng.

Điều 18. Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là tổ chức thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng; được thành lập các phòng nghiệp vụ phù hợp với quy định của Luật Thanh tra.

3. Chánh Thanh tra Bộ được ký các văn bản hành chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng và được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 19. Cục thuộc Bộ

1. Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản lớn, toàn ngành thì được thành lập tổ chức cục thuộc Bộ thực hiện chức năng quản trị nội bộ của Bộ.

2. Cục thuộc Bộ chỉ có một loại. Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục.

3. Việc thành lập cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

b) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

c) Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực.

4. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:

a) Phòng;

b) Văn phòng;

c) Chi cục (nếu có);

d) Đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 20. Tổng cục thuộc Bộ

1. Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

2. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.

3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;

b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương;

c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

d) Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực.

4. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:

a) Vụ;

b) Văn phòng;

c) Cục (nếu có);

d) Đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc Bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.

Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, việc thành lập cục, chi cục ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.

Điều 21. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ

1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ chức năng theo từng ngành, lĩnh vực.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG

Điều 22. Chế độ làm việc của Bộ trưởng

Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Bộ theo quy định.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Bộ

1. Chịu trách nhiệm trình Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các dự án, chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chuẩn bị.

3. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

4. Quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

5. Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực.

6. Chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Bộ về các ngành, lĩnh vực.

2. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết, Bộ trưởng phải chủ động làm việc với Bộ trưởng có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

3. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Bộ trưởng khác

1. Không ban hành văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ đó.

3. Trả lời bằng văn bản trong thời hạn pháp luật quy định về các vấn đề theo đề nghị của Bộ trưởng khác.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

2. Giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của mình và trả lời bằng văn bản trong thời hạn pháp luật quy định.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các cơ quan của Quốc hội, với đại biểu Quốc hội và với cử tri.

1. Trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

2. Trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo quy định của pháp luật.

3. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội

Bộ trưởng có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ của Bộ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2012.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 30. Điều khoản chuyển tiếp

1. Căn cứ các quy định của Nghị định này, các Bộ rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đại diện của Bộ tại địa phương để tổ chức lại thành vụ, cục thuộc Bộ hoặc Văn phòng đại diện thuộc Văn phòng Bộ tại địa phương.

2. Các phòng hiện có trong vụ thuộc tổng cục được duy trì cho đến khi Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Câu trả lời:

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù hầu hết lãnh thổ là bán khô hạn hoặc hoang mạc, song Úc sở hữu các môi trường sống đa dạng từ những bãi hoang núi cao đến rừng mưa nhiệt đới, và được công nhận là một quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp. Do là lục địa có tuổi lâu năm, các hình thái thời tiết thay đổi cực độ, và cô lập lâu dài về địa lý, phần lớn quần thể sinh vật của Úc có sự khác biệt và đa dạng. Xấp xỉ 84% loài thú, trên 45% loài chim, và 89% loài cá ven bờ và vùng ôn đới là loài đặc hữu.[3] Úc là quốc gia có số loài bò sát lớn nhất thế giới, với 755 loài.[4]

Trong số các động vật nổi tiếng của Úc có các loài đơn huyệt (như thú mỏ vịt và thú lông nhím); một loạt loài thú có túi bao gồm kangaroo (chuột túi), koala (gấu không đuôi), và Vombatidae (gấu túi), và các loài chim như đà điểu châu Úc và chim bói cá kookaburra. Úc là nơi có nhiều loại động vật nguy hiểm, bao gồm một số loài rắn độc nhất trên thế giới.[5] Người Nam Đảo đưa chó Dingo đến Úc- giống người này trao đổi mậu dịch với thổ dân Úc- khoảng năm 3000 TCN.[6] Nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng ngay sau khi những người đầu tiên đến định cư,[7] bao gồm quần thể động vật cỡ lớn Úc (Australian megafauna); nhiều loài khác biến mất sau khi người châu Âu đến định cư, trong số đó có Thylacinus cynocephalus (sói túi).[8][9]

Chim[sửa | sửa mã nguồn]

Hơn 800 loài chim được liệt kê ở Úc,[10] thì có khoảng 50% số loài là không có ở các nơi khác. Chúng bao gồm các loài hút mật từ nhỏ đến lớn, đà điểu không biết bay, đứng cao gần hai mét, đà điểu trong tự nhiên là trên các đồng cỏ, các khu rừng khô sclerophyll và trên các thảo nguyên. Rất nhiều loài chim nước, chim biển và các loài chim cư ngụ trong các khu rừng và các khu rừng sinh thái mở. Ví dụ như đà điểu đầu mèo, thiên nga đen, chim cánh cụt, bói cá, thiên cầm (chim trời) và các loài chim tước currawong. Ngoài ra còn chim cánh cụt trên Đảo Kangaroo ở miền Nam Australia và Đảo Philip ở bang Victoria.

Có thể nhìn thấy thiên cầm Albert ở Công Viên Quốc gia Mt Warning và rừng mưa Gondwana quanh vùng nội địa Golden Coast. Quan sát loài thiên cầm phổ biến hơn ở Dãy Dandenong, Công Viên Quốc gia Kinglake quanh Melbourne, Công Viên Quốc gia Royal và vùng Illawarra ở phía nam Sydney, ngoài ra còn ở bang Victoria và một số các công viên quốc gia dọc theo bờ biển phía đông nước Úc. Chim bói cá, được biết đến nhiều nhất với tiếng kêu giống như tiếng cười ngặt nghẻo của con người, thường thấy nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh. Có 55 loài vẹt ở Úc, chúng có màu sắc sặc sỡ, bao gồm một loạt các loài chim đẹp lộng lẫy thuộc cùng họ như vẹt có mào, vẹt có cựa, vẹt lorikeet, vẹt xám, vẹt đuôi dài và yến phụng.

Bò sát[sửa | sửa mã nguồn]

Lục địa Úc có nhiều loài rắn độc hơn bất kỳ châu lục nào, thực tế là có 21 loài trên tổng số 25 loài cực độc trên thế giới. Nhưng không phải tất cả đều là rắn độc, lục địa này cũng có một số loại trăn cảnh và rắn trên cây. Úc còn có các loài cá sấu, các loài nước ngọt và nước mặn. Có năm loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng làm tổ và đẻ trứng trên bãi biển theo mùa nhất định và tám loài rùa nước ngọt.

Lục địa Úc cũng có rất nhiều loài thằn lằn, ‘rồng’ và con nhông (thằn lằn chúa), bao gồm loài kỳ thú như Thằn Lằn Da Xếp và Rồng Có Râu. Công viên quốc gia Kimberley có 178 loài bò sát với loài đáng chú ý hơn cả là Thằn Lằn Cổ Xếp và Thằn Lằn ‘ta ta’ ở khắp mọi nơi, thằn lằn gai sống trong môi trường sống sa mạc. Nhiều các loài bò sát bao gồm rồng có râu, thằn lằn lưỡi xanh ở Cao Nguyên Australia và Dải Flinders ở miền Nam Úc.

Động vật biển[sửa | sửa mã nguồn]

Môi trường biển của nước Úc là nơi sinh sống của khoảng 4000 trong tổng số 22.000 loài cá, cũng như 30 trong số 58 loại tảo biển trên thế giới. Nơi đây cũng có hệ san hô rộng lớn nhất trên thế giới, rặng san hô Great Barrier Reef nằm trong danh sách di sản thế giới, ở đó có rất nhiều loài cá nhiều màu sắc, bao gồm cả loài cá hề và có khoảng 1700 loại san hô khác nhau.

Các loài sinh vật biển lớn hơn có thế kể đến là loài cá mập trắng, cá voi lưng gù, cá voi orca, bò biển, rất nhiều loài cá heo và một số loài cá mập. Cá heo sống dọc các bãi biển ở bờ đông và bờ tây từ Tháng Năm đến Tháng Mười Một. Rặng san hô Ningaloo ở miền Tây Úc là một trong những nơi sống của cá voi. Đảo Kangaroo là nơi hải cẩu Úc sống trong tự nhiên.

Thú[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Dê hoang ở Úc Một con chuột túi

Nước Úc không có những loài động vật ăn thịt to lớn, chó dingo, hay chó hoang, là loài động vật ăn thịt lớn nhất ở đây, đặc biệt là Quỷ Tasmanian.[11] Những loài động vật ăn thịt khác gồm có thú ăn kiến có túi, chồn đốm, nhưng không có loài nào trong số này lớn hơn kích thước trung bình của một con mèo nuôi. Người ta có thể thấy chó hoang dingo khắp nước Úc, trừ vùng Tasmania. Nơi có thể thấy chúng nhiều nhất là Đảo Fraser ở Queensland, Kimberly ở Tây Úc và trên các sa mạc của Vùng Tự Trị Miền Bắc và Nam Úc.

Thú ăn kiến có túi có ở miền Tây Úc. Thú Tasmanian trong tự nhiên ở vùng Tasmania. Rất khó để quan sát loài chồn đốm đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng chúng sinh sống trong những khu rừng ẩm ướt ở vùng đông nam nước Úc và khu vực Tasmania, và một khu vực nhỏ ở miền bắc Queensland. Ngoài ra còn chuột túi Bilby, một thành viên của gia đình chuột túi ở Tây Úc.

Nước Úc có hơn 140 loài thú có túi, như kangaroo, wallaby, koala, và wombat, với hơn 55 loài kangaroo và wallaby bản địa khác nhau. Kangaroo và wallaby có kích thước và trọng lượng rất khác nhau, dao động từ nửa kilôgram đến 90 kilôgram. Sự khác biệt chính giữa chúng là kích thước — wallaby thường nhỏ hơn. Ước tính số kangaroo của Úc nằm trong khoảng từ 30 đến 60 triệu con.

Có thể dễ dàng thấy kangaroo trong tự nhiên ở hầu hết các vùng nông thôn nước Úc. Ở Victoria, Wallaby có mặt ở khắp nơi trên đất nước Úc, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, vùng núi đá và vùng có địa hình gồ ghề. Thú có túi koala không phải là một con gấu, sống ở dọc theo bờ biển phía đông. Wombat là loài động vật đào hang to khỏe, có cân nặng lên đến 36 kilôgram. Cũng rất khó thấy chúng trong tự nhiên.

Một nhóm động vật khác chỉ có ở Úc là động vật đơn huyệt, hay còn gọi là các loài động vật có vú đẻ trứng. Loài đặc biệt nhất là loài thú mỏ vịt, một loài động vật sống ở dưới sông với cái mỏ giống như mỏ vịt, lông không thấm nước và bàn chân có màng. Thủ mỏ vịt thường sống trong những hang đào ở bờ sông. Chúng rất nhút nhát và rất khó nhìn thấy chúng, chúng ở các bờ biển phía đông trong các dòng suối nhỏ và các con sông tĩnh lặng. thú lông nhím, hay loài ăn kiến, là một loài đơn huyệt khác, có lưỡi dài và dính và bộ lông đầy gai giống như con nhím

Câu trả lời:

Câu chuyện 1:

Mua hàng Ở Mỹ, hầu như tất cả các loại bao bì sản phẩm, dù bằng giấy, bìa, hay nhựa, nilon đều có thông tin về việc xử lý bao bì sau khi dùng xong. Chẳng hạn, nếu bao bì có thể tái chế được sẽ có dòng chữ: “Please recycle”. Thậm chí như túi đựng hàng của siêu thị Wal-mart, còn in rõ địa chỉ của trung tâm tái chế tại một số tiểu bang mà bạn có thể mang

Hay như túi đựng hàng của siêu thị Target có in 10 cách để tái sử dụng túi (chẳng hạn như dùng để lót thùng rác, mang theo để đựng rác khi đi tàu xe, đựng đồ dùng như bình nước hay hộp cơm trưa khi đi làm...) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) có rất nhiều sáng kiến trong việc thúc đẩy người dân mua những sản phẩm được tái chế, hoặc mua những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu (như bóng đèn) hay các sản phẩm tiết kiệm nước (máy bơm, hệ thống tưới nước...).

Câu chuyện 2:

Quét dọn đường cũng có lịch cụ thể cho từng khu phố. Ví dụ ngày thứ 3 tuần đầu tiên và tuần thứ ba trong tháng, dọn đường bên phải, thứ 3 tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng dọn đường bên trái. Nhớ lịch của bên phố nhà mình, tối hôm trước ngày dọn đưòng, nhà nào cũng phải lo đậu xe ô tô ở phía bên kia. Sáng sớm có xe cảnh sát đi tuần một vòng, nhà nào còn chưa dời ô tô sang phía đường bên kia sẽ được nhắc nhở. Nhắc đến lần thứ hai mà chưa dời thì sẽ bị phạt 48 USD. Câu chuyện 3:

Chương trình truyền hình Kênh Discovery và HD Theatre cứ 15 phút một lần lại phát những hàng chữ/tiểu mục để phổ biến kiến thức về những sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc cách sử dụng các đồ gia dụng sao cho tiết kiệm năng lượng (ví dụ để máy giặt, lò nướng, máy sấy ở nhiệt độ bao nhiêu, thời gian bao lâu).

Câu chuyện 5:

Không bắn chim đã là luật bất di bất dịch. Muốn sãn bắn sẽ có những khu vực và luật quy định riêng. Hơn nữa bản thân mỗi người dân đều có ý thức nâng niu, không xâm phạm đến cây cối, chim chóc. Nếu bị bắt gặp đang bắt hay bắn trộm thì sẽ bị phạt 50 USD.

Trong thành phố Atlantic và những thành phố lân cận, cảnh từng đàn ngỗng trời, vịt trời béo múp thong thả đi lại, hay chim bồ câu (cũng béo múp) không sợ người sà xuống nơi công viên hay hè đường là hết sức phổ biến.

Có lần đàn vịt đẻ, cảnh sát lập rào chắn riêng một khu vực để không ai vào quấy rầy chúng. Bạn cũng sẽ bị phạt 50 USD nếu như đi câu cá, bắt được những con cá nhỏ mà không chịu thả ra. Ở đây, nếu con cá có chiều dài dưới 38cm là người đi câu phải thả cá về lại hồ hoặc vịnh hoặc biển để cá có thể tiếp tục phát triển.

Câu chuyện 4:

Chiếc giày Hãng sản xuất giày thể thao lớn nhất của Mỹ và của thế giới - Nike, đặc biệt sáng tạo trong việc kết hợp nhận thức về môi trường với quá trình thiết kế. Từng đôi giày đều được phân loại dựa trên chỉ số bền vững.

Mới đây, Nike cho ra mẫu giầy thể thao nữ hiệu Pegasus phiên bản thứ 25 nặng khoảng 280g phần mũi giầy bao gồm những vật liệu được tái chế như bọt tạo ra từ rác của quá trình sản xuất giày và bột gỗ; dây giày và phần nhám của bề mặt giày sử dụng polyester tái chế được tạo ra từ rác thải tiêu dùng như chai nhựa; đế giày là loại “cao su xanh” mà các nhà hóa học của Nike đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ 20 năm trước.

Công thức mới này loại bỏ 96% chất độc có trong công thức cũ; phần giữa của đế giày (phần đệm) được gắn với phần đế dưới bằng loại băng keo có thành phần chính là nước, ít độc hại hơn các loại băng keo khác.