Bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) được chia làm hai nhóm nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu.
-do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin.
Cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Ta có các cách phòng tránh sau
– Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
– Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
– Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
Dinh dưỡng hợp lý:
– Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
– Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
– Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện và điều trị
chúc bạn học tốt