HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Cho m gam alanin phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 27,75 gam. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán
Sơ đồ phả hệ hình bên mô tả sự di truyền 2 tính trạng ở người.
Tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh mù màu. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 gen alen quy định; tính trạng bệnh mù màu do một gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định chính xác kiểu gen của 12 người trong phả hệ.
II. Xác suất sinh con có nhóm máu O và không bị mù màu của cặp 13-14 là 7/32.
III. Xác suất sinh con thứ 3 có nhóm máu AB và bị mù màu của cặp 7-8 là 25%.
IV. Xác suất sinh con thứ 4 là con gái có nhóm máu O và không bị bệnh mù màu của cặp 10-11 là 12,5%.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ờ mạch mã hóa là:
5’- ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT- 3’.
Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?
A. 3’-UAX XAG AAXAAU GXG XXX UUA- 5\
B. 5’-UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA-3\
C. 3’-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-5\
D. 5’-AUG GUX UUG UUAXGX GGG AAU-3’
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thế.
II. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể có sức cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3
D. 2.