Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 25
Điểm GP 5
Điểm SP 32

Người theo dõi (15)

Hs_ViThiThuyVan
Mai Diệu Xuân
Phương Nga
Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (10)

Trần Minh Đức
Nguyễn Huy Tú
Hiền Nguyễn
Triệu Vy

Câu trả lời:

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi.

Chúc bạn làm bài tốt!!

Câu trả lời:

Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.

Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.

Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.

Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …

Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.

Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.

Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:

Cái cò cái vạc cái nông,

Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao,

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:

- Ai thế? ai trêu ta thế?

Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.

Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.

Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.

Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.

Chúc bạn làm bài tốt!!

Câu trả lời:

Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương".

Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre

Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.

Từ nơi phương xa, Tế Hanh gửi bài thơ của mình đến với con sông quê thủ thi tâm tình:

Chẳng biết nuớc có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm của dòng đời

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.

Nhà thơ đang băn khoăn tự hỏi, thể hiện cả nỗi nhớ nhung da diết. Con sông ấy là con sông của quê hương, con sông của tuổi trẻ. Nó đã tắm cả đời tác giả, cho nên sông với người tình cảm mặn nồng lắm, không bao giờ phai, không bao giờ cũ, lúc nào cũng là "mối tình mới mé". Từ nơi nhà con sông quê, trong lòng nhà thơ lại dâng lên nỗi nhớ cả miền Nam yêu dấu. Sự nhớ nhung ấy đi từ cụ thể đến cái khái quát cao hơn "Sông của quê hượng, sông của tuổi thơ" và giờ lại là "sông của miền Nam nước Việt thân yêu". Khổ thơ sử dụng cậu hỏi tu từ, điệp ngữ để khắc họa nỗi niềm nhớ nhung của tác giả khiến ta bồn chồn xúc động.

Cả một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về. Trên con sông kia đã in dấu biết bao kỉ niệm:

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông.

Đó là những thú vui đùa, nghịch ngợm trên sông. Bạn bè tụm năm, tụm bảy trong những buổi trưa hè. Hình ảnh đảo ngữ, cách nói ẩn dụ giúp ta liên tưởng được sự thân thiết gần gủi của tác giả với con sông quê. Và sự gắn bó tình cảm thân thiết ấy lại đuợc diễn đạt trong hai câu thơ độc đáo:

Tới giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Đó là mối tình nồng đối với con sông, nghệ thuật nhân hóa cùng phép đối trong hai câu thơ đã diễn tả được điều ấy. "Tôi ôm nước - nước ôm tôi" thật là không thể gì tách rời được. Đến lúc trưởng thành bạn bè chia tay mỗi người một ngả, tác giả lại phải đi theo tiếng gọi của non sông "Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến". Vì nhiệm vụ thiêng liêng phải lên đường chống giặc xa quê, nhưng trong tận đáy lòng nhà thơ vân giữ mãi hình ánh dòng sông xưa:

Nhưng lòng tôi như mua người gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông.

Xa quê hương đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diết và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả.

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam

Câu trả lời:

Giả định một thành viên trong lớp hay gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em hãy tả lại thái độ của những người xung quanh. "Tiến ơi! Cố lên! Tiến ơi! Cố lên!”. Những tiếng cổ vũ đồng thanh dậy cùng với tiếng vỗ tay rập ràng như tiếp thêm sức mạnh cho Tiến băng băng sải những bước chân cuối cùng. Vượt qua các đối thủ, Tiến chạm đích đầu tiên và đoạt giải nhất cuộc thi chạy cự ly 100 mét dành cho học sinh lớp 6 trong Hội khỏe Phù Đổng năm nay. Từ hai bên đường, thầy cô và các bạn ùa ra vây quanh Tiến. Thầy Hiệu trưởng ôm chặt Tiến vào lòng và xúc động nói lời khen ngợi bạn ấy đã giành dược Huy thương vàng, tô đẹp thêm thành tích thể dục thể thao vốn có của nhà trường. Cô Vân chủ nhiệm thay mặt cho lớp 6A tặng bạn Tiến một bó hoa tươi thắm. Có lẽ chưa bao giờ lớp em vui đến thế. Các bạn nam tung Tiến lên cao rồi đỡ lấy giữa tiếng reo hò náo nhiệt. Các bạn nữ cùng hô vang: “Tiến Kều số một! Tiến Kều số một!”, khiến cho mọi người cười rộ, còn Tiến thì đỏ mặt lên vì sung sướng và xấu hổ. Chúng em đặt cho bạn ấy biệt danh là Tiến Kều vì Tiến cao lênh khênh. Đôi chân dài tạo cho Tiến lợi thế hơn hẳn đối thủ trên đường chạy.

Câu trả lời:

Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

- Cu Ti là em ruột cùa tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.

Thân bài:

a) Tả hình dánq của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vai.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt cùa bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn