Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Kiên Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 110
Điểm GP 9
Điểm SP 62

Người theo dõi (5)

Huy Ngô Tuấn
Lưu Mỹ Hạnh
Thiên Cốt
Quỳnh Hương

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

Câu trả lời:

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Câu trả lời:

Nhanh thật! Mới hôm nào mẹ tổ chức sinh nhật lần thứ 13 cho em mà quay đi quay lại, ngày mai là em tròn 14 tuổi rồi. Thỉnh thoảng ngắm bóng mình trong gương, em thấy có nhiều thay đổi. Chẳng lẽ cái anh chàng cao lêu nghêu, chân tay khẳng khiu, mặt lấm tấm trứng cá và trên mép loáng thoáng hàng lông tơ xanh xanh kia lại là mình ư? Buồn cười thật đấy!

Mẹ bảo năm nay thế nào bố cũng về. Chà! Bố mà về thì vui biết mấy! Bố còn hứa là nếu em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc, bố sẽ thưởng cho chiếc xe đạp leo núi, chiếc xe mà em đã ao ước bấy lâu. Từ hồi lên lớp Sáu, em vẫn đi nhờ xe của bạn Toàn cùng phố. Hai đứa thay nhau đạp chiếc xe cà tàng nay tuột xích, mai long ốc, vừa chạy vừa kêu cót ca cót két.

Sinh nhật lần này lại đúng vào chủ nhật. Sáng nay, mẹ dậy sớm lắm. Dọn dẹp xong xuôi, mẹ xách làn đi chợ. Nhà em cách chợ Ngọc Hà chỉ hơn trăm mét. Lối vào chợ là hai dãy bán hoa tươi với rất nhiều loài hoa rực rỡ. Biết em thích hoa hồng, mẹ mua mười bốn bông hồng nhung đỏ thắm, cắm trong chiếc bình thuỷ tinh trắng muốt, màu đỏ của hoa càng thêm nổi bật.



Em nhờ bạn Tú kê dọn bàn ghế và sắp xếp bàn tiệc. Chiếc bàn ăn bằng nhựa được phủ tấm khăn trắng trông sang trọng hẳn lên. Bình hoạ đặt giữa, đĩa bánh kẹo, đĩa trái cây, hơn chục chai nước ngọt… đầy đủ cả. Chiếc bánh kem có hình chú gấu nâu thắt chiếc nơ trắng (vì em tên là Hùng) và dòng chữ Chúc mừng sinh nhật cũng đã sẵn sàng trong tủ lạnh. Mẹ kiểm tra mọi việc, thấy đâu vào đấy nên rất hài lòng. Gần 11 giờ, mẹ giục em thay quần áo mới và chải đầu cho gọn ghẽ.

Thỉnh thoảng, em lại chạy ra trước cửa, ngóng đợi bố về. Bố em là kĩ sư của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Năm ngoái sinh nhật em, bố bận không về được nhưng có gửi thiệp chúc mừng và hứa năm sau nhất định thu xếp về dự.

Các bạn đã đến đây đủ cả. Tiếng nói tiếng cười ồn ào, tíu tít, rộn rã căn nhà nhỏ. Em mời các bạn vào nhà. Bạn nào cũng đẹp, cũng tươi, đáng yêu vô cùng.

Phút chốc, bàn tiệc đã kín chỗ. Chiếc bánh kem được mẹ bưng ra. Nến đã thắp sáng. Nhân vật chính là em nói lời khai mạc. Các bạn tặng hoa, tặng quà cùng những lời chúc tụng hồn nhiên, tinh nghịch. Bài hát chúc mừng sinh nhật vang lên cùng tiếng vỗ tay nhịp nhàng. Em thổi tắt nến, rồi cắt bánh mời các bạn. Không khí thật là vui!

Tuy vậy, em vẫn sốt ruột mong bố. Linh tính mách bảo em là bố sẽ về nhưng sao mãi bố không về? Muộn mất rồi bố ơi! Giá mà bố có mặt lúc này thì hạnh phúc của con thật là trọn vẹn. Em đưa mắt nhìn ra cửa, mong một hồi chuông.

Mấy phút sau, bất ngờ tiếng chuông reo liên tục. Đúng rồi! Đúng là cách nhấn chuông quen thuộc của bố. Em chạy ào ra mở cửa. Trước mắt em, gương mặt bố rạng rỡ, tay bố dắt chiếc xe đạp leo núi mà em đã tưởng tượng ra nhiều lần trong mơ. Giọng nói trầm ấm của bố cất lên: “Bố chào con! Chúc con một sinh nhật vui vẻ!”. Em cảm động thốt lên: “Ôi, bố!” rồi cứ đứng sững giữa cửa. Mẹ cười bảo: “Thế Hùng định không cho bố vào nhà à?”. Mọi người cười ầm khiến em xấu hổ đỏ mặt.
mon qua sinh nhat
Bữa tiệc vui gấp bội bởi sự có mặt của bố em. Bố chúc em học giỏi hơn, chăm ngoan hơn rồi ân cần trao cho em món quà đặc biệt – chiếc xe đạp leo núi – để thưởng cho sự phấn đấu thực hiện lời hứa danh dự Với bố trong suốt năm học vừa qua. Mấy bạn xuýt xoa khen chiếc xe: “Đẹp cực!”. Quả là không sao nói hết niềm sung sướng của em lúc đó.

Tiệc tan, các bạn đã về hết, chỉ còn lại mấy người thân. Bố ân cần hỏi han chuyện học tập của em và khuyên em hãy cố gắng hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến gia đình trong lúc bố vắng nhà. Em hứa với bố là sẽ làm theo lời bố dặn. Tự trong thâm tâm, em thấy mình đã lớn, phải sống sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của mọi người. Thật hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của gia đình, bè bạn!