Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(...) Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm các cử chỉ
biểu lộ sự biết ơn là “vô duyên”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
(Trích Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử Thanhnienonline)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Theo tác giả, những người có văn hóa, họ coi lời cảm ơn là gì?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm ""Cảm ơn" là những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất"? Vì sao?
Câu 5: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa lời cảm ơn trong cuộc sống.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(...) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiên đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đêu xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn...
(Theo Báo Vietnam.net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Theo tác giả, lời xin lỗi được dùng khi nào?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm "Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lầm lớn nhất"? Vì sao?
Câu 5: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi sau:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
( Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1: Thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ 2 của đoạn thơ trên.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4: Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm xúc về người mẹ.
Cho tam giác ABC (AB > AC) nội tiếp đường tròn tâm O. Các đường cao BD và CE cắt nhau tại H (D thuộc AC, E thuộc AB). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC.
a) Chứng minh các tứ giác BCDE, AMON nội tiếp.
b) Chứng minh: AE.AM = AD.AN
c) Gọi K là giao điểm của ED và MN, F là giao điểm của AO và MN, I là giao điểm của ED và AH.
Chứng minh: F là trực tâm của tam giác KAI.