Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thừa Thiên Huế , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 46
Số lượng câu trả lời 70
Điểm GP 5
Điểm SP 48

Người theo dõi (11)

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

Trong xã hội ngày nay, kiến thức là một kho tàng vô cùng rộng lớn của loài người, có thể cho là không có biên giới xác định. Với sự đổi mới từng ngày của thế giới, lượng kiến thức dần được mở rộng không ngừng. Trong cái kho tàng vô hạn ấy, ta có thể tìm kiếm, ứng dụng để xây dựng nên một tri thức mới đem lại niềm tự hào, niềm tin cho cả một dân tộc. Chính nhờ những yếu tố đó, một triết gia người Anh – Francis Bacon đã đưa ra một nhận định : “Tri thức là sức mạnh” để bộc lộ suy nghĩ của bản thân ông, và cũng để chứng minh cho nhân loại thấy được, điều ông đang thấy !

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được nội dung vấn đề ở đây là điều gì. Chúng ta đang tìm hiểu về “Tri thức”. Vậy “Tri thức” có nghĩa là gì? Thật đơn giản khi ta chỉ hiểu tri thức là những thông tin được biểu đạt trong sách vở, trong những văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như chỉ có hai điều ngắn gọn như vậy, vì sao ta lại không dùng từ “kiến thức” thay cho “Tri thức”? Thưa là vì “Tri thức” còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là tập hợp nhiều quá trình phức tạp khác nhau, thông qua việc nhận thức, giao tiếp, lý luận,… trong nhiều vấn đề của xã hội. “Tri thức” được xây dựng bằng cả một quá trình rất rất dài mới có thể được biểu đạt dưới dạng văn bản. Ngoài ra đó còn là một quá trình sáng tạo dựa trên những gì đã có một cách hoàn chỉnh hơn. Như vậy, có thể coi Tri thức bao hàm tất cả những gì thuộc về ý thức của xã hội loài người.

Có một vấn đề được đặt ra khi ta định nghĩa “Tri thức” như trên. Vì sao ngài Francis Bacon lại nhắc đến Sức mạnh đối với Tri thức? Liệu rằng hai khái niệm đó có mối quan hệ với nhau? Sức mạnh được hiểu là một dạng năng lực của con người, một dân tộc hay cả một quốc gia, một xã hội loài người. Ngoài ra Sức mạnh còn có thể là năng lượng phát sinh của những máy móc thuộc nhiều ngành khác nhau (còn được gọi là Công suất). Giữa “sức mạnh” và “tri thức” có mối liên hệ chặt chẽ là bởi có tri thức, ta mới có thể sáng tạo ra những vật dụng, máy móc và để chúng phục vụ ta trong đời sống hằng ngày. Đó cũng có thể là việc ứng dụng những chiến lược sách vở để chiến thắng trong một cuộc chơi thực tế… Vì vậy, quả thật không sai khi nhận định “Tri thức là sức mạnh”

Trong chúng ta, không ai mà không biết đến tên những nhà bác học như Pythagore, Thales, Newton, Einstein, Edison,… Những nhà bác học ấy đều sử dụng vốn kiến thức hiện tại mà sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn, phục vụ cho đời sống vật chất lẩn tinh thần cho toàn xã hội. Chẳng hạn như là nhà khoa học Edison với bóng đèn điện hay xe lửa,… hay những công thức Toán của Thales và Pythagore, tất cả đều được sử dụng rộng rãi cả ngàn năm nay,… Chúng ta còn được tìm hiểu về quá trình lai của các loại cây từ những nghiên cứu của Mendel,… Như vậy, thật đúng đắn khi tìm hiểu sau vào nguồn tri thức vô hạn này.

Thế nhưng, không phải sức mạnh nào cũng được tạo ra bởi tri thức cũng đem lại hạnh phúc cho con người. Nếu sử dụng vốn tri thức uyên bác của mình theo lợi ích, tham vọng riêng của các nhân thì e rằng sản phẩm của tri thức sẽ đem lại tang thương cho cả xã hội loài người. Chúng ta từng biết tới Nobel như một ông vua thuốc nổ. Ông đã tìm ra công thức kết hợp Nitroglycerin với những vật chất khác để hoàn thiện sản phẩm nổ của mình. Thuốc nổ của ông được sử dụng trong việc phá đá, phá núi,… thế nhưng khi công thức đó rơi vào tay của những kẻ độc ác, cũng như những người thiếu hiểu biết và người không biết cách sử dụng an toàn thì Thuốc nổ của Nobel trở thành một vũ khí huỷ diệt con người. Một minh chứng cho chúng ta thấy rõ được vấn đề chính là nỗi đau tang thương của người dân Nhật Bản khi hứng chịu hai trái bom nguyên tử Fat Man và Little Boy (Dự án Manhattan) – là sản phẩm trên lý thuyết của Albert Einstein (Người sáng tạo ra Thuyết tương đối), Bohr (Người sáng tạo chính ra thuyết Lượng tử), John von Neumann (Nhân vật sáng tạo Lý thuyết trò chơi) và cùng nhiều nhà khoa học kiệt xuất khác khi rơi vào tay những nhà quân sự của Hoa Kỳ (Những người có tâm niệm “Không thể không cho toàn thế giới biết sức mạnh của Mỹ”) trong WW2. Qua những bằng chứng khủng khiếp đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc tỉnh táo khi sử dụng nguồn tri thức vô hạn này. Nếu ứng dụng nó cho quyền lợi cá nhân thì cả xã hội sẽ đi đến điểm KẾT THÚC.

Việt Nam ta là quốc gia có tinh thần học tập rất đáng ngợi khen. Từ thới nhà Lý đã tổ chức được khoa thi tuyển chọn nhân tài. Tất cả các bậc danh hiền đó đã cùng nhau gom góp tri thức để xây dựng quốc gia Đại Việt xưa ngày một tốt đẹp và phát triển. Là một người con nước Việt, chúng ta không còn xa lạ khi nhắc đến cụ Phan Bội Châu với Phong trào Đông Du, hay cụ Chu Văn An đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Ngoài ra chúng ta còn có cụ Nguyễn Đình chiều với những bài thơ cổ động chống Pháp, cụ Nguyễn Du với những bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh,…
Tiếp theo những thế hệ cha ông đi trước, hàng loạt những phong trào học tập diễn ra để phát triển nhân tài. Tiêu biểu cho giai đoạn phát triển phong trào đấu tranh – học tập này là Bác Hồ. Bác đã bôn ba khắp chốn để tìm kiếm, gom góp kiến thức, chiến lược để đem về quê nhà với khát khao giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và trên con đường gian khổ đó, Bác đã gặp được học thuyết Marx-Lenin, một con đường để đưa nước ta đến cao trào cách mạng. Đó có thể được xem là sức mạnh vô hạn mà Bác đã ứng dụng, đem lại tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Thật đáng tự hào cho một con người với một nguồn tri thức dồi dào, là niềm vinh hạnh cho đất nước.

Đó là những thành tựu, là sức mạnh mà những con người ở thế kỷ trước đem lại cho dân tộc. Thế trong những thời gian gần đây, những con người nào đã làm sáng danh dân tộc? Vâng, đó là GS Ngô Bảo Châu – người chứng minh thành công bổ đề Langlands trong 16 năm kiên trì nhẫn nại. Ông đã được tôn vinh trước toàn thế giới với giải thưởng Toán học danh giá Fields. Họ là những người đã trưởng thành và có những cống hiến to lớn, vậy ở lứa tuổi THPT, nước Việt ta đã có những thành tựu nào được quốc tế ghi nhận. Qua các kỳ thi Olympic quốc tế, những cái tên như Lê Bá Khánh Trình (HCV Đặc biệt Olympic Toán 1979), Đậu Hải Đăng (HCV Olympic Toán 2012) hay Trần Hoàng Bảo Linh (HCĐ Olympic Toán 2012 – Học sinh lớp 11 trường PTNK),… Quả thật không còn ngôn từ nào để diễn tả được sức mạnh mà tri thức đem lại cho loài người chúng ta.

Qua những lời phân tích trên, chúng ta có thể thấy được sức mạnh mà tri thức đem lại. Nó không chỉ là sức mạnh về quân sự, hay khả năng huỷ diệt hàng loạt,… mà còn là niềm tự hào, sự cứu rỗi cho toàn dân tộc. Hiện nay, một vấn đề Toán học đang được rất nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đem lại biết bao ứng dụng cho các ngành khoa học khác như Y học, Công Nghệ, Kinh tế học,… Đó là LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (John von Neumann). Nhiều nhà kinh tế học đã được giải Nobel Kinh tế cho những thành tựu quan trọng được xây dựng từ lý thuyết này. Hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thêm những con người ứng dụng Lý thuyết này trong một ngành khoa học, để đem lại lợi ích và niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nói tóm lại, chuyện gì cũng luôn có hai mặt đối lập song hành. Vì vậy, chúng ta phải thật sự tỉnh táo để có thể hiểu được sức mạnh mà tri thức đem lại. Hãy sử dụng vốn tri thức của mình để đem lại hạnh phúc cho người khác. Chứ đừng dùng nó để khiến cho cả thế giới này khóc nhiều hơn. Nhân loại đã khóc quá nhiều trong các cuộc chiến tranh. Và nhiệm vụ của chúng ta là xây dụng Hoà bình. Là một công dân sống trên Trái Đất này, hơn nữa lại là người con nước Việt, chúng ta còn chần chờ gì mà không ra sức học tập, rèn luyện, sáng tạo để tiếp thu và phát huy nguồn tri thức, tích góp kinh nghiệm cho bản thân để đem đi giúp đời, giúp người. Hãy phát triển nguồn tri thức ngày một rộng lớn hơn, và để nó mạnh mẽ hơn, bạn nhé !!!

tick cho mình đúng nhe mình mất nhiều thời gian để làm bài này lắm đóhehe

Câu trả lời:

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói. Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng. - “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy! Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng: - Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con! Mẹ tôi động viên thêm: - Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà! Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này. ………. …………….. ………………….. Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước. “Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp. - Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?! Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này. “Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. - Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình. Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi. - Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy. Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ. Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần. Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. - Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này…… Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn. Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng. Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới. Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành… Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”. Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?