Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 1
Điểm SP 23

Người theo dõi (20)

I
Pin
Chụy Ngọc ss
mimicute

Đang theo dõi (7)

Vy Vy
Hà Anh Nguyễn

Câu trả lời:

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. 

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.

Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Câu trả lời:

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới được đông đủ. Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi: - Bố sắp về chưa hả mẹ?Mẹ âu yếm trả lời:- Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.Con bé nghe vậy cười tít mắt:- Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ.Quay sang tôi nó tranh:- Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:- Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm. Biết bố thích ăn cánh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về dễ làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị. Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:- Mẹ ơi bố về. Bố về rồi!Tiếng nó lại lảng lót:- Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không.Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.Bố quay sang tôi hỏi:- Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm. Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mắt. Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra tro nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói:- Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không? Nhắc đến phiếu bé ngoan bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội:- Thế con được mấy điểm mười.Tôi tự hào khoe với bố:- Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.Nghe đến công viên út vội hét lên:- Con đi mấy.- ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trừu mến. Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được ăn cơm cùng nhau bên nhau.

Nhớ tick cho mk nhé !!^_^

Câu trả lời:

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc

 

Câu trả lời:

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Câu trả lời:

1. Mở bài:

* Tự giới thiệu:

- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.

- Học lớp..., trường...

2. Thân bài:

* Các hoạt động trong ngày:

+ Buổi sáng:

- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?

- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?

+ Buổi trưa:

- Ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Buổi chiều:

- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).

- Học và làm bài tập.

- Giải trí.

+ Buổi tối:

- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...

- Chuẩn bị bài cho ngày mai.

- Đi ngủ.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.

- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.

II. BÀI LÀM

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.

Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:

– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!

Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:

– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

  Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:

– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

– Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:

– Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng nghịu trả lời:

Chị… ai… (Chị Mai)

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.

Mẹ nói;

– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !

Câu trả lời:

Tôi là một cái giường hư bỏ trong nhà chứa đồ cũ. Tôi buồn lắm. Cái nhà nhỏ như một cái hộp lớn, tồi tàn, dơ bẩn, bụi trên mái cứ rơi chầm chầm xuống phủ mình tôi. Và mạng nhện! Chúng giăng qua mình tôi tự do quá.

 

Nhất là không ai bén mảng. Lâu lắm: họa chăng một người đầy tớ mở cửa để ấn vào một cái ghế rách hay một cây đèn tồi. Rồi vội vàng đóng cửa ngay, dáng khinh khỉnh vì sợ bụi. Trời ơi, chịu sao nổi cảnh hiu quạnh dường này ! Dầu gãy, dầu hư. tôi vẫn mong được loài người đụng chạm. Tôi xưa kia đã từng nâng da, đỡ thịt, đã nhận sự sống của loài người lây qua mình tôi. Mà bây giờ không có sự gần gũi của người. Thật là cô đơn vắng vẻ!

Tôi có chuyện của tôi chứ. Tôi đâu phải là cái vồ lớn đựng nơi kia, nó chỉ có một lịch sứ suốt đời giơ đầu gồ của mình đập lên trên cái búa, cái rìu. Tôi biết nhiều lắm. Nhưng mà tôi chưa nói đó thôi.

Nào, cái bàn hư, cái ghế hỏng, cái cũi mọt và các người nữa, chiếc xe con góa bánh, hai cây đèn chảy đầu, năm cái thùng trật vành và mọi vật linh tinh lủng cũng, hãy nghe tôi tự thuật. Làm thinh hoài chỉ tổ làm cho mọt nó ăn.

Tôi vào trong nhà này đã lâu lắm. Mười bốn năm.

Tính thử xem, việc đời biết bao thay đổi ! Mười bốn năm trời, đời của tôi chẳng mấy chốc mà già với đời của người. Mọi vật đều thay bậc đổi ngôi, sự dâu bể của cuộc đời cho đến gỗ cùng phải chịu.

Xưa kia tôi đẹp, mới. Báy giờ tôi cũ, tôi xấu, tôi hư. Những hình dáng thuở trước tân thời, bây giờ tôi cổ hủ. Tôi đã thấy những chiếc chiếu dần dà rách, những cái gối dần dà mềm, những cái chăn dần dà mòn thủng, những cái màn hư hỏng từng miếng một, để lọt muỗi vào. Chiếu, chăn, màn, gối lần lượt tiếp nhau vào cõi tan nát, cái giường ở lại làm sân khấu cho sự đổi thay.

Chiếc giường nguy nga tráng lệ đến àm nổi bật hẳn sự hèn kém của tôi

 

Har người chủ càng năm càng phát đạt, sự giàu sang cứ đến rất đều nhịp, lòng người bởi thế cũng đều nhịp mà tùy thời. Người ta mấy mươi năm lần lượt bắt tôi đổi chỗ, mang từ phòng này sang phòng khác, đặt hết lối dọc đến lối ngang. Ban đầu tôi là chỗ nằm của ông chủ, bà chủ. Rồi sau năm năm một cái giường nguy nga tráng lệ đến làm nổi bật hẳn sự hèn kém của tôi. Tôi thành chỗ nằm của những người khách đến ở vài ngày. Rồi tôi lại được thành chỗ nằm của bọn trẻ con, mình chúng nhẹ song những cách tàn phá của chúng thì rất nặng. Chúng trèo lên mình tôi, và đi guốc đi giày lên, và nhảy nhót đùng đùng và đánh lộn nhau ầm ĩ.

Tôi càng cũ đi, sự hư hỏng càng đến gấp, cũng như một người càng già, những sự yếu đuối càng ru nhau ùa đến thật nhanh. Đoạn sau này, mỗi tháng đem đến sự xiệu vẹo, mỗi ngày một sự mòn mỏi, rồi bỗng chốc hiện ra nào mộng hư, nào chốt gãy, nào là ván thủng, chân què. Rồi tôi run lên như một ké già, gỗ kêu răng rác như một ông cụ gãy xương, tôi lòng khòng yếu đuối, mọt đến ăn tôi, cọt kẹt suốt đêm ngày.

Tự nhà trên tôi đã xuống nhà giữa, rồi tôi xuống, nhà dưới, rồi cuối cùng tôi xuống nhà bếp, hứng lấy bụi mồ hóng, là chỗ ngủ cho đầy tớ. Rồi thì đầy tớ cùng không thèm tôi nữa, tôi thì già quá mà nhà họ thì giàu thêm.

Cuối cùng, họ đẩy tôi vào đây, tôi sẩy vào đây. Khi họ mang tôi trên vai, vứt ra khỏi cuộc đời, bao nhiêu xương xóc của tôi đã kêu to lên một lần cuối cùng và tôi biết rằng đã hết.

Thỏi, thế là hết. Người ta dựng tôi trong nhờ chứa đồ bỏ này, bắt tôi chờ đợi cái gì đây?

Bụi trên mái rơi xuống hay chỉ là bụi tháng ngày dần dà lấp chôn mọi vật ? Cái giường không còn mong gì nữa, xưa nay cái giường dã để cho thiên hạ nằm, giờ đến lượt nó, cái giường muốn nằm, Nằm nghỉ trên cái gì đây ? Lửa đâu? Lửa đâu ? Sao không lại thiêu đốt mình ta, cho ta được thành ra khói, ra hơi để bay lên trời thẳm; để chuyển lưu trong kiếp luân hồi.