HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Lai ruồi giấm cái mắt trắng với ruồi giấm đực mắt đỏ, thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng. Cho các ruồi F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt trắng. Cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu mắt do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
II. Ở F2, số ruồi cái mắt đỏ đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 31,25%.
III. Trong tổng số ruồi cái F3, số ruồi mắt trắng chiếm tỉ lệ 37,5%.
IV. Nếu cho các ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên thì thu được F3 gồm toàn ruồi mắt đỏ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho 2 cây lai với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả dài chiếm 25%. Biết rằng không phát sinh đột biến. Trong các phép lai sau đây, các phép lai nào phù hợp với kết quả trên?
(1) AaBb × Aabb
(2) AaBB × aaBb
(3) Aabb × Aabb
(4) aaBb × aaBb
(5) Aabb × aaBb
(6) AaBb × aabb
A. 3, 4, 5, 6.
B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 1, 2, 3, 4.
Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
II. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định cây quả đỏ.
III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.
IV. Trong số cây quả đỏ ở F2 cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9.
B. 4
C. 2
D. 3
Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở tế bào học của khẳng định trên là:
A. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
B. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả chống chịu tốt.
C. Trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
D. Trong tế bào, số NST là bội số của 4 nên bộ NST n = 10 và 4n = 40.
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch NaOH loãng
B. Cho bột Fe vào dung dịch CrSO4
C. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7
D. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4
Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này ?
A. Quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố có một cặp NST không phân li còn mẹ giảm phân bình thường.
B. Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả bố và mẹ đều có một cặp NST không phân ly.
C. Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một cặp NST không phân ly.
D. Trong quá trình nguyên phần đầu tiên của hợp tử có một cặp NST không phân li.
Write the plural of the noun following The { fish } ............ I bought are the fridge
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6O3. Nếu cho 1,38 gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 0,1M, sau phản ứng thu được 2 muối của kali. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và . Hoá chất không thể dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. K3PO4
B. Na2CO3
C. Ca(OH)2
D. HCl