HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Một lò xo nhẹ có độ cứng 75 N/m, đầu trên của lò xo treo vào một điểm cố định. Vật A có khối lượng 0,1 kg được treo vào đầu dưới của lò xo. Vật B có khối lượng 0,2 kg treo vào vật A nhờ một sợi dây mềm, nhẹ, không dãn và đủ dài để khi chuyển động vật A và vật B không va chạm nhau (hình bên). Ban đầu giữ vật B để lò xo có trục thẳng đứng và dãn 9,66 cm (coi 9,66 = 4 + 4 2 ) rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m / s 2 và π 2 = 10 Thời gian tính từ lúc thả vật B đến khi vật A dừng lại lần đầu là
A. 0,19 s.
B. 0,21 s.
C. 0,17 s.
D. 0,23 s.
Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA = 200 gam, treo vào một lò xo có độ cứng k = 50 N/m, có chiều dài tự nhiên 30 cm. Nâng vật theo phương thẳng đứng lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất, vật B bị tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo.
A. 26 cm.
B. 24 cm.
C. 30 cm.
D. 22 cm.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm, có khối lượng không đáng kể, được dùng để treo vật, khối lượng m = 200 g vào điểm A. Khi cân bằng lò xo dài 33 cm, g = 10 m / s 2 Dùng hai lò xo như trên để treo vật m vào hai điểm cố định A và B
nằm trên đường thẳng đứng, cách nhau 70 cm như hình vẽ. Lúc này, VTCB O của vật cách B một đoạn
A. 39 cm.
B. 32 cm.
C. 40 cm.
D. 31 cm.
Một con lắc lò xo gồm vật nặng 0,2 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 20 N/m. Kéo quả nặng ra khói vị trí cân bằng rồi thả nhẹ cho nó dao động, tốc độ trung bình trong 1 chu kỳ là 160 / π cm/s. Cơ năng dao động của con lắc là
A. 320 J.
B. 6,4. 10 - 2 J.
C. 3,2. 10 - 2 J.
D. 3,2 J.
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4 cosπ t (t tính bằng s). Tính từ lúc t = 0, quãng đường vật đi được trong giây thứ 2019 là:
A. 32224 cm.
B. 16112 cm.
C. 8 cm.
D. 16 cm.
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = A cos ( 2 πt - 2 π / 3 ) cm (t đo bằng giây). Thời gian chất điểm đi qua vị trí có li độ x = A/2 lần thứ 231 kể từ lúc bắt đầu dao động là
A. 115,5 s.
B. 691/6 s.
C. 151,5 s.
D. 31,25 s.