Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

cái này để tìm hiểu thêm về wiki

Gần đây từ “Wiki” xuất hiện nhiều nơi. Các trang web Wikileaks, Wikipedia, WikiAnswers, các bài báo viết về các trang web này. Vậy từ đó có nghĩa là gì? Một cái Wiki là một cái gì? Thường những từ chuyên môn tin học là viết tắt của những từ chuyên môn tin học khác: LAN là Local Area Network thành, VOIP là của Voice Over Internet Protocol, v.v.

Tôi rất vui khi phát hiện từ Wiki không có nguồn gốc khô cứng như vậy.  Từ Wiki (theo “Wiki”pedia) không phải tên viết tắt mà bắt nguồn từ tiếng Hawaii có nghĩa là “nhanh”. Năm 1995, một ông người Mỹ tên Ward Cunningham lập trình xong hệ thống chia sẻ thông tin mới, trong đó người sử dụng có thể tạo trang mới hoặc sửa lại trang cũ của nhau. Như vậy hệ thống sẽ được cập nhật nhanh hơn các hệ thống chia sẻ thông tin cũ, hệ thống mà người ta muốn sửa thông tin trên một trang đang tồn tại hoặc tạo một trang mới hẳn là phải gửi ý kiến tới một người quản lý, chờ người đó xem xét và xử lý.

Ward thấy các từ điển và bộ sách bách khoa toàn thư nổi tiếng thế giới đang cập nhật chậm quá; hệ thống điện tử của mình sẽ nhanh hơn nhiều. Khi đặt tên cho hệ thống đó, ông Ward nhớ một lần đi từ nhà ga này sang nhà ga khác tại sân bay Honolulu, thủ đô bang Hawaii. Một nhân viên sân bay đề nghị ông bắt xe Wiki Wiki cho nhanh, là loại xe buýt nhiều chỗ chạy thường xuyên giữa hai nhà ga. Thế là Wiki-Wiki-Web, bố đẻ của Wikileaks và Wikipedia, đã chào đời.

Có người nghĩ ông Ward chọn tên đó là cố tình tạo sự so sánh – ở giữa các trang trên hệ thống mình có sự qua lại nhất định, một xe Wiki Wiki điện tử. Có thể thế, nhưng chính ông Ward đã nói : “I chose wiki-wiki as an alliterative substitute for 'quick' and thereby avoided naming this stuff quick-web.” (“Tôi chọn wiki-wiki như là cách thay thế từ “quick” [nhanh] để tôi đỡ phải đặt tên sản phẩm của mình là “quick web”.) Theo ông, đặt tên “quick-web” nghe thường quá. Cách khắc phục là đổi từ “nhanh” thành “wiki”, từ tiếng Anh sang tiếng Hawaii. 

Đó là sức hấp dẫn của tiếng nước ngoài. Ở Việt Nam cũng có dịch vụ địa phương đặt tên tiếng Anh như fastpay, maxi-talk, v.v. Người Mỹ thấy tiếng Anh thường quá. Người Việt thấy tiếng Việt thường quá. Đứng núi núi này, trông núi nọ.

Tôi thích những câu chuyện như trên, những tên gọi người ta hay nghĩ có nguồn gốc chuyên môn nhưng sự thật thì ngược lại – nguồn gốc rất đơn giản. Chắc các bạn đã thấy nút  “RSS” màu cam xuất hiện nhiều trang web (chuyên mục Chuyện 26 này cũng có). RSS là tên viết tắt, nhưng không phải viết tắt của một cụm từ oai oách nào. RSS có nghĩa là “Really Simple Syncication”. “Syndication” ở đây là phát tin. “Really Simple” là “Cực đơn giản”. Vậy RSS có nghĩa là “Phát tin một cách cực đơn giản”. Người sử dụng muốn cập nhật thông tin từ một trang web là chỉ cần bấm nút RSS rồi paste đường link vào phần mềm trình duyệt gọi là RSS Reader. Thực hiện việc đó xong, họ không cần quay về trang đó xem có bài nào mới – các bài mới sẽ được gửi ngay vào RSS Reader của họ.  

Ở giữa sa mạc Chile có kính viễn vọng rất lớn đặt tên là VLT. Điều thú vị là VLT có nghĩa là “Very Large Telescope”, tức “Kính viễn vọng rất lớn”. Sắp tới sẽ có kính viễn vọng lớn hơn nữa đặt ngay tại địa điểm đó. Đó là ELT, Extremely Large Telescope, Kính viễn vọng cực kỳ lớn.

Dân thường nếu thấy tên WYSIWYG xuất hiện trên forum tin học chắc thấy choáng. Họ sẽ đỡ choáng hơn khi biết WYSIWYG có nghĩa là “What You See Is What You Get”, tức “thấy gì có nấy”, một khái niệm ai cũng có thể hiểu được dù là người làm ruộng hay lập trình viên xuất sắc. Còn “thấy gì có nấy” ở ngữ cảnh tin học là sao? Ví dụ, bạn dùng phần mềm thuộc loại WYSIWYG để viết blog có nghĩa blog khi xuất hiện trong “edit window” nhìn giống blog khi xuất hiện trên trang. Thấy gì có nấy.

Tiếng Anh cũng có trường hợp ngược lại – cụm từ oai oách thành tên viết tắt dân gian. Có bệnh tâm lý đặt tên là “Seasonal affective disorder”. “Affective disorder” là rối loạn thần kinh, “Seasonal” là theo mùa. Rối loạn thần kinh theo mùa, hay còn gọi là “SAD” (buồn). Hoặc tổ chức Mothers Against Drunk Driving, “Những người mẹ phản đối trường hợp lái xe khi say rượu”, thành viên chủ yếu là những người mẹ bị mất con do hành động thiếu suy nghĩ của người lái xe đang say. Họ rất “MADD”, rất tức giận.

Quay lại tên Wiki và những điều dân gian thành oai. Bây giờ cả thế giới biết đến từ Wiki là “điều gì đó” oai oách, là hai âm tiết dính chặt vào những khái niệm lớn lao như là quyền sử dụng thông tin và tự do ngôn luận. 

Tất cả xuất phát từ một chiếc xe buýt ở sân bay Honolulu.