Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

*Chứng minh vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp 1789.

- Quần chúng nhân dân Pháp đã làm nên sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định (lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nền Cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng ngoại xâm).

- Quần chúng đã thúc đẩy Cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tâng lớp đại tư sản, tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng ngũ phản Cách mạng.

+ Giai đoạn 1: quần chúng nhân dân chiến đánh ngục Ba-xti (14-7-1792): Cách mạng nổ ra và thắng lợi.

Hạn chế quyền hành của nhà vua.

Xoa bỏ đẳng cấp.

+ Giai cấp 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792)

Xóa bỏ chế độ quân chủ.

Lập nền Cộng hòa đầu tiên của Pháp

Xử tử vua Lu-i XVI (21-1-1793)

+ Giai đoạn 3: Một lần nữa, quần chúng đứng lên khởi nghĩa, phái Gia-cô-banh lên cầm quyền (31-5, 2-6-1793).

- Quần chúng nhân dân đóng vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng, xoay chuển tình thế cách mạng và đẩy cách mạng phát triển đi lên, đỉnh cao là thời Gia-cô-banh.

* Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp:

- Mặt tích cực:

+ Cách mạng tư sản Pháp là điển hình cho thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lí luận cách mạng tư sản... Các nhà tư tưởng Mông te xkiơ, Rút xô, Vôn te... (với trào lưu "triết học ánh sáng") đã để lại cho nhân loại những tư tưởng tiến bộ, có tác dụng thức tỉnh quần chúng, mở đường cho cách mạng tư sản bùng nổ, đồng thời đặt nền móng cho cơ cấu nhà nước tư bản chủ nghĩa.

+ Trong cách mạng tư sản Pháp, quần chúng đóng vai trò tích cực, chủ đạo.

+ Có những ống hiến lớn lao trong việc hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, một thị trường Tư bản chủ nghĩa thống nhất.

+ Cách mạng tư sản Pháp chú trọng đến con người, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nêu lên công thức nổi tiến "Tự do - bình đẳng - bắc ái" mà đến nay nhân loại tiến bộ còn phấn đấu để thực hiện.

- Mặt hạn chế:

+ Coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân, thừ nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, thừa nhận sự bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của tư sản. Điển hình là năm 1791, chính quyền tư sản đã cho ra đời đạo luật Sa-pơ-lie cấm công nhân lập hội và đình công.

+ Không giải quyết được những lợi ích thiết thân cho bình dân thành thị và bần nông

+ Bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền không lên án chế độ thuộc địa. Về sau, Pháp là một trong những nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa.

Câu trả lời:

- Trong thời kì trung đại, nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế riêng biệt và đóng kín, nền kinh tế tự cung tự cấp. Người nông nô không chỉ sản xuất lương thực, thực phẩm mà còn dệt vải, may quần áo, làm giày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa. Như vậy, lãnh chúa và nông nô không cần mua gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muối, sắt... và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức...

- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại xuất hiện, khi mới hình thành trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Khi sản xuất hàng hóa phát triển, thương nhân "bao mua" xuất hiện. Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền mua bán, trong thành thị xuất hiện các thương hội. Hằng năm, thương nhân Châu Âu tổ chức các hội chợ lớn để vừa buôn bán, vừa tham gia vào các lễ hội và trò chơi. Tại đây, người ta còn kí những hợp đồng đặt hàng lớn, trao đổi tiền tệ và cho vay lãi.

- Trong các thế kỉ XI-XIII, việc củng cố chế độ phong kiến đã đẩy nhanh sự mở rộng thương mại hội chợ. Trong đó, hội chợ Săm pa nhơ là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Thương nhân các nước châu Âu bán các hàng hóa đặc trưng của nước mình, hàng xa xỉ, đồ gia vị của phương Đông. Thương nhân trao đổi hàng hóa, thnah toán tín phiếu, có luật thị trường bảo vệ. Các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra "tòa án hội chợ đặc biệt" của thương nhân xét xử. Hội chợ còn tổ chức lễ hội, biểu diễn nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú.

- Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm pa nhơ sụp đổ, các hội chợ Bruy-gơ (Bỉ), Khuên (Đức) vẫn tiếp tục. Các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha vẫn có ý nghĩa quan trọng, mặc dù ý nghĩa kinh tế của nó kém xa vai trò của hội chợ Săm pa nhơ.

- Để thay thế một hình thức thương mại mới ra đời, đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó, thương đoàn xuất hiện. Từ thế kỉ XIV, có 70 đến 100 thành thị Bắc Âu, chủ yếu là cách thành thị Đức được tập hợp vào trong thương đoàn. Tổ chức này được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.

- Vào nửa sau thế kỉ XIV, thương đoàn có ý nghĩa chính trị to lớn đến mức dám tuyên chiến với vua Đan Mạch. Việc buôn bán của thương đoàn còn thu hút các lái buôn Pháp và Tây Ban Nha. Thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển, giao lưu kinh tế giữa các thành thị. Bên cạnh đó, thương đoàn còn nắm độc quyền buôn bán ở nhiều nơi.

Tuy vậy, chính sách kinh tế của thương đoàn còn hẹp hòi, mang tính chất cướp bóc trực tiếp. Yếu tố phong kiến độc quyền, các đặc quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của thương đoàn. Sự phá sản của các thành thị ở Đức làm cho các thương đoàn sụp đổ.

- Từ thế kỉ XVI, việc buôn bán của thương đoàn hầu như không còn, thậm chí đã bị người Hà Lan gạt ra khỏi thị trường vùng biển ban tích.

Câu trả lời:

Cuộc vận động Duy Tân 1898:

* Hoàn cảnh

- Nửa sau thế kỉ XIX nhà Thanh kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước đế quốc... Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé và chia cắt.

- Thái độ ươn hèn của nhà Thanh và tình trạng lạc hậu của Trung Quốc là nguyên nhân xuất hiện trào lưu tư tưởng mới muốn cải cách đất nước để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài.

- Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929) khởi xướng phong trào Duy Tân (1898)

* Nội dung

- Về kinh tế: Lập ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai mỏ, khuyến khích tư nhân kinh doanh, công khai công bố dự án xuất nhập của nhà nước.

- Về chính trị: Sửa đổi hiến pháp, cho nhân dân quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản sách báo, lập hội học, thủ tiêu một số đặc quyền của tầng lớp quý tộc người Mãn.

- Về văn hóa giáo dục: Sửa đổi lại chế độ thi cử, lập nhiều trường học, mở trường Đại học Bắc Kinh.

- Về quân sự: Trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

* Nguyên nhân thất bại:

Do lực lượng tiến hành còn yếu.

Vua Quang Tự ủng hộ Duy Tân nhưng không có thực quyền (do sự chống đối quyết liệt của đại đa số quan lại phong kiến Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu).

* Tính chất:

Phong trào được xem là một cuộc cách mạng tư sản.

* Kết quả

Phong trào tiến hành được 103 ngày thì thất bại bởi thế lực chủ cựu phản động của triều đình Mãn Thanh phá hoại.

* Ý nghĩa:

- Cuộc vận động Duy Tân có ý nghĩa đã khơi dậy tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạch hậu nhằm làm thay đổi chế dộ phong kiến Trung Quốc, đưa Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Mang tính thời đại, góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Câu trả lời:

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.