Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 7
Điểm SP 16

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

* Hoàn cảnh chung :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

* Những thành tựu chính :

   Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công  nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.

- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên  trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin  bay vòng quanh Trái Đất.

- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước :

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình

Câu trả lời:

          "Ngày xửa ngày xưa có một ông vua hiền vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên đã vi hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ".

          Từ ngày còn thơ bé, tôi đã nâng niu trong lòng mình hình ảnh một vị vua anh minh cùng những chuyên vi hành từ lời kể êm êm của bà. Lớn lên đi học, đọc tên truyện ngắn "Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc, cô bé hồn nhiên -trong sáng ngày nào thức dậy trong tôi với niềm hào hứng gặp lại vị vua quen thuộc. Nhưng không ngờ, đó là một chuyện nhầm lẫn mà qua đó chân dung một tên vua bù nhìn cuối thời phong kiến Việt Nam mục ruỗng, ươn hèn hiện lên "sinh động và đầy ấn tượng" từ nhiều điểm nhìn, "đạt ’ hiệu quả nghệ thuật cao nhờ sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Chứng kiến chân dung ấy, có một chút gì vỡ ra trong tôi. Hóa ra, truyền thuyết cổ tích dành cho thế giới trẻ thơ là một chuyện hiện thực lịch sử sau này là một chuyện hoàn toàn khác. Vứt Khải Định, tên vua bịp bợm, hai chữ "Vi hành" thiêng liêng đã được "Âu hóa", "hiện đại hóa"! Và tác giả của truyện ngắn này không nhằm kể cho trẻ thơ mà kể cho một cô em hộ phiếm định nhằm nhiều đối tượng, "với một dụng ý chính trị rõ rệt". (Nguyễn Đình Chú).

          Năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xáo thuộc địa. Nhân dịp này, năm 1923, Hồ Chí Minh với bút đanh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm đăng trên báo chí công khai nhằm châm biếm Khải Định. Với "Vi hành", tác giả đã lật tẩy chân tướng tên vua này từ mẽ ngoài đến bản chất xấu xa, hèn hạ của hắn bằng một nghệ thuật hết sức độc đáo.

          Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ… Nó giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm bật nổi vấn đề tư tưởng tác giả, thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà rất hợp lí, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cũng là Khải Định, chân tướng Khải Định càng lúc càng hiện lên rõ nét…

          Trước hết là khoảnh khắc ngắn ngủi trên mọt toa xe điện. Người hiểu tiếng Pháp thì bị cho là chẳng biết gì. Người không phải là vua lại bị nhận lầm là Hoàng thượng đi "Vi hành". Tác giả – người bị nhận lầm ấy đành lẳng lặng chịu đựng cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn gì cả của họ để lắng nghe và nghĩ ngợi. Cũng chỉ tại cái mũi tẹt, cái nước da vàng bủng như vỏ chanh – đặc điểm chung của người Việt Nam! Thái độ kì thị chủng tộc phân biệt màu da dã khiến đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một "hiện tượng lạ". Thêm cái mác "Hoàng thượng", thêm trang phục lố lăng, Khải Định trở thành trung tâm chú ý! Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bủng như vỏ chanh, đeo lên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy nhẫn nhút nhát, lúng ta lúng túng đi giữa Pari hoạ lệ. Cái nón quí giá đính đầy vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn. Với cách nhìn đó, hỏi rằng vị quốc vương An Nam kia có khác gì một "đồ cổ, một vật lạ"? (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Vậy mà "đồ cổ" ấy đã tới những đâu? Điểm qua những nơi "mặt rồng" xuất hiện, có lẽ không ít người sững sờ! Nào ở trường đua, nào tất cả những tụ điểm ăn chơi của các "công tử bé"! Có thể lắm, bộ dạng của ngài sẽ lặc lõng giữa nơi tụ họp của những kẻ phóng túng nhất Pari! Mà quả có thế thật! Hãy xem cái vẻ nhút nhát, lúng túng của ngài. Thảm hại thay cho cái dáng điệu vị quốc vương An Nam! Đã thế, sao ngài cứ dấn "bước rồng" vào! Phải chăng "ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếch xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?… Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?" Thật chẳng còn ra thể thống gì! Ngài "Vi hành" hay để lén lút thực hiện những hành vi ám muội? Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn hóa và những sở thích, lối sông quái dị, Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại nguyên hình, hóa ra chỉ là kẻ chơi bời vô độ! Tưởng không còn gì độc đáo, ấn tượng bằng chân dung này! ấy vậy mà chưa hết. Tròng mắt người Pháp, hắn không chỉ là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ bộ lụa là, hạt cườm’’ châu báu, ngài còn như một trò vui mắt không mất tiền, một thằng hề! Chẳng hề thậm xưng, chẳng hề nói dối nhằm gây ấn tượng. Sự thực đấy chứ! Rành rành câu chuyện đôi trai gái Pháp trên chuyến xe: "Thê em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưỡi phơ răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sư thánh xứ Công gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy"… Thật không còn lời báng bổ nào hơn đối với vị Hoàng đế đáng kính! Thê ma tác gia, người đang bi tưởng lầm là Hoàng đê đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai khinh bỉ qua cái nhìn của đôi trai gái Pháp.

          Nhưng đâu chỉ trên một chuyến xe và đâu chỉ tác giả được đón nhận "hân hạnh" đó, đâu chỉ hai người tưởng lầm mà cả quần chúng, cả Chính phủ Pháp tưởng lấm "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”! Để rồi, mỉa mai thay "quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta". Nhiệt tình ư, kính trọng ư, những lời chào mừng kín đáo: "Hắn đấy! Xem hắn kìa!” Vua được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, như một trò hề đến giữa lúc kho giải trí trên đất Pari đã cạn. Phải chăng vì vua "Vi hành" nện đã được "quần chúng hóa"? Thái độ này gợi liên tưởng kia, tình huống lầm lẫn càng lúc càng được mở rộng. Chân tướng Khải Định hiển hiện nổi hình nổi sắc qua nhận xét của từng đối tượng. Ý nghĩa phê phán càng lúc càng thêm mạnh mẽ. Khải Định có gặp lại mình trong câu chuyện đó không, thực dân Pháp có gặp lại chính sách cai trị thuộc địa tàn ác, gặp lại hành động bỉ ổi cử mật thám theo dõi Việt kiều trên đất Pháp hay không, có phản ứng gì không – điều đó chẳng cổ nghĩa lí gì. Vì tác giả chỉ kể lại chuyện nhầm lẫn mà mình tình cờ bắt gặp. Và kể qua một bức thư gửi cô em họ! Chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ, được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư  đó quả là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Với hình thức này, tác giả có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời mỉa mai khinh bỉ tên hề Khải Định là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. Lòng ta lắng lại sau những chuỗi cười giòn giã. Đó là những "khoảng trông" cần thiết cho trí tuệ của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy ngẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm ngôn (Đỗ Kim Hồi). Chuyện "những bậc cải trang vĩ dại" trong truyền thuyết cổ tích bên chuyện "những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng "Vi hành” vế sau nhấn xuống thật sâu để bất ngờ bật lên một tiếng nói tố cáo sắc bén. Đáng ngờ thay những chuyến "Vi hành" của ông hoàng Khải Định! Sự thật đáng mỉa mai mà cũng thật chua chát. Cùng với sự biến đổi của tình huống là sự luân chuyển của giọng văn – là nhận xét, đánh giá của nhiều đối tượng khiến chân tướng Khải Định – kẻ vắng mặt hiện lên sinh dộng nnư trong ông kính vạn hoa. Một chân dung đầy ấn tượng được khắc họa trong một sự sáng tạo độc đáo – "ấn tượng" về nhân vật được nhân lên nhiều lần và thái độ phê phán cũng được nhân lên gấp bội! Đó chính là sự tài tình, của Nguyền Ái Quốc.

          Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thúy được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất đối tượng, Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực và nghĩa mờ ám của từ "Vi hành", giữa danh vị và hành động Khải Định. Trắng đen soi chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vệt, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng dại một cách rất nghệ thuật với những liên tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. "Chụp cái chụp đèn lên đầu Khải Định, Bác dã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Pari hoa lệ…" (Trần Đình Sử). Khải Định "ngơ ngác" cồn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân vật, Nguyền Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là nghệ thuật tạo tình huống. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười. Ở đây, tình huống nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng, tiếng cười càng lúc càng thêm giòn giã. Chân tướng nhân vật hiện lên "sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ".. Khải Định – tên hề trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn .trong chuồi cười sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà "Vi hành" gợi ra, trí tưởng tượng của họ sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định.

          Tóm lại, khác với sự xuất hiện trực tiếp trong Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, trong truyện ngắn Vi hành "nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên sinh động và đầy. ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó chính là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc". Chân dung biếm họa Khải Định được hiện lên thật sinh động qua những chi tiết cụ thể mà khái quát. Tôi có cảm giác tác giả đã mạnh dạn nhấn từng mảng màu đậm nét, đầy ấn tượng như vẽ bức sơn dầu khắc họa chân dung lố bịch Khải Định. Ngắn gọn cô đúc, gián tiếp, khách quan mà sinh động đầy ấn tượng, bản chất xấu xa ươn hèn của Khải Định được lột tẩy. Phải chăng dó là kết quả của sự kết hợp phong cách Châu Âu hiện đại với lối vui đùa hóm hỉnh thâm trầm Á Đông? Bộ mặt phản động của hoàng đế An Nam bị vạch trần qua tiếng cười bật ra từ những tình huống nhậm lẫn bất ngờ, hợp lí. Nhìn chân dung vua hề Khải Định, những người biết suy nghĩ sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu có đáng tồn tại không một tên vua. bù nhìn xấu xa như thế? Sự tàn tạ của vương triều Nguyễn đã hiển hiện trước khi nó vĩnh viễn không còn tồn tại qua thiên truyện "Vi hành". Chức năng dự báo ấy chỉ có thể có được ở cái nhìn biện chứng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Thêm một lần, ta cảm nhận được mối quan hệ chặt chẽ, qua lại giữa chính trị và nghệ thuật. Với “Vi hành" nói riêng, với thơ văn hói chung, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện hùng hồn quan điểm nghệ thuật của mình: Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Và ngay từ thời trẻ, Người dã là một chiến sĩ dũng cảm trên con đường chiến đấu, trước hết là chiến đấu bằng ngòi bút.

Câu trả lời:

Nhĩ vừa ngồi trên giường bệnh để vợ bón cho từng thìa thức ăn vừa nghĩ, thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi. Cái nóng ở trong phòng cùng ánh sáng loa lóa ở mặt sông Hồng đã không còn nữa.

 

Vòm trời như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, nơi một vùng phù sa lâu đời của sông Hồng đang phô ra trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời, Nhĩ đã từng đi khắp đó đây vậy mà cái bờ bên kia sông Hồng tưởng như gần gũi nhưng lại xa lắc xa lơ bởi anh chưa đặt chân đếnđó bao giờ.

 

Nhĩ khó nhọc nâng cánh tay lên ẩy cái bát miến trên tay của Liên ra. Anh chàng ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng con lau mặt. Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống dưới nhà, anh hỏi vợ:

 

- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

 

Liên giả vờ không nghe chồng nói. Anh lại tiếp:

 

- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?

 

Liên vẫn không đáp. Chị biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve chồng, rồi an ủi:

 

- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.

 

Nhĩ thấy thương Liên. Cả đời chị đã vì anh mà khổ. Anh thương chị lắm nhưng chẳng biết nói sao.

 

Ngừng một lát, Liên lại động viên anh:

 

- Anh cứ tập tành và uống thuốc. Sang tháng mười, nhất định anh sẽ đi lại được.

 

Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của Liên. Nhưng rồi, Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ. Thế là cái cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật lại trở về với anh.

 

Liên đã đi ra ngoài và dọn dẹp. Chị hãm thuốc cho chồng xong rồi đi chợ. Chờ cho vợ đi hẳn xuống dưới nhà rồi, Nhĩ mới gọi cậu con trai vào và nói:

 

- Đã bao giờ con sang bên kia chưa? Nhĩ vừa nói vừa ngước nhìn ra ngoài cửa sổ.

 

Cậu con trai dường như nghe chưa rõ bèn hỏi lại:

 

- Sang đâu hả bố?- Bên kia sông ấy!

 

Tuấn đáp vẻ hững hờ:

 

- Chưa…

 

Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời anh:

 

- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố.

 

- Để làm gì ạ?

 

- Chẳng để làm gì cả. Nhĩ ngượng nghịu nhận ra sự kỳ quặc trong ý nghĩ của mình. Nhưng anh vẫn tiếp:

 

- Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi loanh quanh đâu đó hoặc vào một hàng quán nào đó mua cho cha cái bánh rồi về.

 

Cậu con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành rồi ra đi.

 

Vừa nghe Tuấn bước xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh mệt lử và đau nhức. Anh chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.Nghe tiếng bước chân ở bên kia tường, Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”.

 

Cô bé nhà bên chạy sang. Và dường như đã rất quen, cô lễ phép hỏi: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”.

 

- Ừ, ừ… chào cháu, Nhĩ trả lời.

 

Cô bé chưa vội đỡ Nhĩ. Nó chạy ra ngoài gọi mấy đứa bạn vào và rồi cả bọn cùng giúp Nhĩ nằm ra ngoài tấm nệm. Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ và chèn một đống gối sau lưng. Anh thấy hạnh phúc và càng yêu hơn lũ trẻ.

 

Ngoài sát ngay sau khuôn cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy ở bờ bên kia một cánh buồm vừa bắt gió. Sát bên bờ của dải đất lở bên này, một đám đông đợi đò đang đứng nhìn sang nhưng Nhĩ cứ nhìn mãi mà không thấy bóng thằng con trai đâu cả.

 

Thì ra thằng con anh đang dán mắt vào một bàn cờ thế. Ngày xưa anh cũng từng mê cờ thế. Và bây giờ, Nhĩ nghĩ một cách vô cùng buồn bã: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo quanh co. Nhĩ chợt nhớ về cái ngày anh mới cưới Liên. Một cô gái nhà quê nay đã trở thành một người đàn bà thành thị. Tuy vậy cũng như cánh bãi bồi bên sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên nét tảo tần và chịu đựng. Và chính nhờ những điều này mà sau bao ngày bôn tẩu, Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa ấy chính là cái gia đình bé nhỏ này.

 

Con đò đã sang quá nửa sông. Và chính giữa lúc Nhĩ đang tưởng tượng mình đội chiếc mũ nan và sang sông như một nhà thám hiểm thì có tiếng người vào. Anh quay lại. Đó là ông cụ giáo Khuyến – người ngày nào cũng ghé qua hỏi thăm sức khỏe của anh.Hai người đang nói chuyện thì bỗng ông hàng xóm hốt hoảng nhận ra mặt mũi Nhĩ đỏ rựng, hai mắt long lanh, hai bàn tay bấu chặt vào bậu cửa và run rẩy. Anh đang cố thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để đu mình nhò người ra ngoài, giơ một cánh tay làm ra vẻ ra hiệu cho một người nào ngoài đó.

 

Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũ vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này

Câu trả lời:

          Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.

          Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón.
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.

-         Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được.

Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy. Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.

           Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa,,, Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.

             Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.

Câu trả lời:

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.

Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.

Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. Ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.

Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.

Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:

- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.

Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:

- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.

Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.

Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:

- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.

Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:

- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.

Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:

- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.

Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.

Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.

Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.

Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:

- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.

Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó còn nói:

- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!

Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.

Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.

    Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.

Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.