Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 57
Điểm GP 24
Điểm SP 62

Người theo dõi (12)

Flash Dora
Thúy Vy
Lê T. Trang

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

-  Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam :

Tư sản Việt Nam tổ chức phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

Năm 1923, địa chủ và tư sản ở Nam Kì lập Đảng Lập hiến, đòi tự do, dân chủ.

- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong nước :

 Diễn ra sôi nổi :

 Thành lập tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ...

 Ra những tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng Dân. lập nhà xuất bản tiến bộ như  Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

 Sự kiện nổi bật : đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926).

- Nhận xét về phong trào :

Tác động của hoàn cảnh quốc tế và những chuyển biến về kinh tế, giai cấp, xã hội ở Việt Nam đã thúc đẩy phong trào dân tộc có những điểm mới.

Lực lượng tham gia gồm có tư sản dân tộc (một số rất ít), tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, công nhân v.v...

Mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền chính trị.

Hình thức đấu tranh bằng báo chí, yêu sách chính trị, mít tinh, biểu tình, bãi công và đặc biệt về tổ chức đã xuất hiện các tổ chức hoạt động văn hoá yêu nước và dân chủ, hội, đảng chính trị.

 

 

 

Câu trả lời:

- Những chuyển biến mới về kinh tế :

 Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.

 Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Kinh tế Đông Dương vẫn lệ thuộc kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

- Sự chuyển biến giai cấp ở Việt Nam và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của từng giai cấp:

Giai cấp địa chủ phong kiến, tiếp tục phân hóa thành hai bộ phận là đại địa chủ và địa chủ vừa và nhỏ. Một bộ phận không nhỏ địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản không lối thoát,họ mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc phong kiến tay sai, là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tư sản Việt Nam, số lượng ít, bị tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu, dần dần phân hoá thành hai bộ phận :  Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc và là thế lực phản cách mạng. Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc dân chủ.

Giai cấp tiểu tư sản, phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Giai cấp công nhân, ngày càng phát triển, bị thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ bóc lột. Có quan hệ tự nhiên và gắn bó với nông dân, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản... nhanh chóng trở thành lực lượng mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt.

 

 

Câu trả lời:

  Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1919 - 1933.

Về kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 đến 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

Nông nghiệp: Pháp đầu tư nhiều nhất, tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nông dân, chủ yếu trồng cao su, diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập.

Công nghiệp:  Pháp còn mở mang các ngành dệt, muối, xay xát...Chú trọng khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than, ngoài ra còn khai thác thiếc, kẽm, sắt...

Thương nghiêp:  ngoại thương có bước phát triển,  quan hệ  buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Xong do Pháp nắm độc quyền.

Giao thông vận tải:  được mở rộng để phục vụ khai thác. Hệ thống đường sắt phát triển. Các tuyến đường thuỷ, bộ cũng đuợc mở rộng, nhiều hải cảng được mở rộng và xây dựng.

 Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, cho vay lãi Thực dân Pháp còn thi hành tăng thuế, do đó ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Hậu quả: Pháp du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến,  kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt so với trước chiến tranh, nhưng về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

  

Câu trả lời:

- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay :

 Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang.  

 Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp, tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi trong cạnh tranh.

  Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột; nguy cơ khủng bố và chủ nghĩa li khai…

  Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trở thành một xu thế khách quan, tạo nên thời cơ và thách thức cho các quốc gia đang phát triển.

- Những thời cơ và những thách thức đang đặt ra cho dân tộc Việt Nam :

 Thời cơ: Chúng ta có thể mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa đất nước ta tiến lên kịp với thời đại

 Thách thức: Thách thức lớn nhất của chúng ta là trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém. Ngoài ra còn có âm mưu diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc. Tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông...

Câu trả lời:

a) Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

b) Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, vì :

- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế

- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để :

    + Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên

    + Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững