Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 46
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 6
Điểm SP 15

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a) Dùng phương pháp hữu tỉ hóa "Nếu \(f\left(x\right)=R\left(e^x\right)\Rightarrow t=e^x\)"  ta có \(e^x=t\Rightarrow x=\ln t,dx=\frac{dt}{t}\)

Khi đó \(I_1=\int\frac{t^3}{t+2}.\frac{dt}{t}=\int\frac{t^2}{t+2}dt=\int\left(t-2+\frac{4}{t+2}\right)dt\)

                \(=\frac{1}{2}t^2-2t+4\ln\left(t+2\right)+C=\frac{1}{2}e^{2x}-2e^x+4\ln\left(e^x+2\right)+C\)

 

b) Hàm dưới dấu nguyên hàm

\(f\left(x\right)=\frac{\sqrt{x}}{x+\sqrt[3]{x^2}}=R\left(x;x^{\frac{1}{2}},x^{\frac{2}{3}}\right)\)

q=BCNN(2;3)=6

Ta thực hiện phép hữu tỉ hóa theo :

"Nếu \(f\left(x\right)=R\left(x:\left(ã+b\right);\left(ax+b\right)^{r2},....\right),r_k=\frac{P_k}{q_k}\in Q,k=1,2,...,m\Rightarrow t=\left(ax+b\right)^{\frac{1}{q}}\),q=BCNN \(\left(q_1,q_2,...,q_m\right)\)"

=> \(t=x^{\frac{1}{6}}\Rightarrow x=t^{6,}dx=6t^5dt\)

Khi đó nguyên hàm đã cho trở thành :

\(I_2=\int\frac{t^3}{t^6-t^4}6t^{5dt}=\int\frac{6t^4}{t^2-1}dt=6\int\left(t^2+1+\frac{1}{t^2-1}\right)dt\)

     \(=6\int\left(t^2+1\right)dt+2\int\frac{dt}{\left(t-1\right)\left(t+1\right)}=2t^3+6t+3\int\frac{dt}{t-1}-3\int\frac{dt}{t+1}\)

     \(=2t^2+6t+3\ln\left|t-1\right|-3\ln\left|t+1\right|+C=2\sqrt{x}+6\sqrt[6]{x}+3\ln\left|\frac{\sqrt[6]{x-1}}{\sqrt[6]{x+1}}\right|+C\)

c) Hàm dưới dấu nguyên hàm có dạng :

\(f\left(x\right)=R\left(x;\left(\frac{x+1}{x-1}\right)^{\frac{2}{3}};\left(\frac{x+1}{x-1}\right)^{\frac{5}{6}}\right)\)

q=BCNN (3;6)=6

Ta thực hiện phép hữu tỉ hóa được

\(t=\left(\frac{x+1}{x-1}\right)^{\frac{1}{6}}\Rightarrow x=\frac{t^6+1}{t^6-1},dx=\frac{-12t^5}{\left(t^6-1\right)^2}dt\)

Khi đó hàm dưới dấu nguyên hàm trở thành

\(R\left(t\right)=\frac{1}{\left(\frac{t^6+1}{t^6-1}\right)^2-1}\left[t^4-t^5\right]=\frac{\left(t^6-1\right)^2}{4t^6}\left(t^4-t^5\right)\)

Do đó :

\(I_3=\int\frac{\left(t^6-1\right)^2}{4t^6}\left(t^4-t^5\right).\frac{-12t^5}{\left(t^6-1\right)}dt=3\int\left(t^4-t^3\right)dt\)

    \(=\frac{5}{3}t^5-\frac{3}{4}t^4+C=\frac{3}{5}\sqrt[6]{\left(\frac{x+1}{x-1}\right)^5}-\frac{3}{4}\sqrt[3]{\left(\frac{x+1}{x-1}\right)^2}+C\)

Câu trả lời:

               Sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân không phải là một dòng sông vô tri vô giác mà là một sinh thể có tính cách, cá tính, có tâm trạng và hoạt động. nhà văn đã nắm bắt được hai nét tính cách cơ bản của sông Đà và gọi đó là con sông : “hung bạo và trữ tình”.

           Cái vẻ hùng vĩ, dữ tợn của con sông Đà trước hết thể hiện ở cái diện mạo bên ngoài của nó: những thác đá, những cảnh đá ở bờ sông dựng vách thành , ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,… những hút nước ghê rợn,… Miêu tả con sông Đà, nhà văn đã sử dụng những cách ví von độc đáo, gây cảm giác lạ, đập mạnh vào giác quan người đọc, vận dụng tri thức của điện ảnh (đoạn miêu tả cảnh Tà Mường Vát). Tính cách hung bạo của con sông Đà càng bộc lộ rõ hơn trong cảnh thác nước dữ dội như chặn đánh, tiêu diệt người lái đò. Cảnh thác nước được miêu tả từ xa tới gần :còn xa, đã nghe tiếng nước “réo gầm mãi réo to mãi lên”.  Tiếng thác như “oán trách” khi như “van xin”, khi như “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”. §ến gần thì nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đnag phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”, khi tới thác rồi, ở ngoặt khúc sông lượn, thấy “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá”.

             Con sông Tây Bắc ở đoạn này giống như một loài thủy quái khôn ngoan, giảo quyệt, nham hiểm và hung ác. Con sông quái ác như “bày thạch trận trên sông” : khi ẩn nấp mai phục, khi lừa miếng đánh lối du kích, khi lật cánh đánh quật lại theo lối vu hồi, khi “liều mạng” đánh dồn dấp tứ phía, khi đánh “miếng đòn hiểm độc nhất”…đoạn văn đặc sắc này tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật quân sự , võ thuật để miêu tả tính chất hung bạo của con sông. Ngôn ngữ sinh động giàu chất tạo hình.

             Khi bộc lộ tính cách trữ tình, con sông Đà lại là một dòng sông đầy chất thơ, trở nên thân thiết với con người. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân”.

             Tác giả đã say sưa ngắm nhìn  con sông Đà qua làn mây mùa thu và mùa xuân. Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ”.Trong mắt Nguyễn Tuân con sông Đà như một “cố nhân” khi xa thì gợi thương gợi nhớ. Ngòi bút của tác giả trở nên đằm thắm dịu dàng khi miêu tả cảnh ven sông lặng lờ, tĩnh không một bóng người, hoang vắng nhưng đầy thi vị. “Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng như tờ đến thế mà thôi”. Tác giả dùng hàng loạt những hình ảnh gợi cảm và thi vị. Con hươu vểnh tai ngơ ngác vừa nghe thấy một tiếng còi sương. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Dòng sông Đà khi thì phảng phất cái không khí của thời tiền sử, khi thì “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”. Khi lai láng chất thơ tình tứ của Tản Đà gởi người “tình nhân chưa quen biết”.