Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 5
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

Rowena Aleema

Đang theo dõi (1)

Rowena Aleema

Câu trả lời:

1.hệ thức giữa hđt ở mỗi cuộn dây với số vòng dây của mỗi cuộn?từ hệ thức cho biết khi nào máy có chức năng tăng,giảm thế 

U1U2=n1n2U1U2=n1n2

Máy tăng thế khi n1 < n2 , U1 < U2

Máy hạ thế khi n1 > n2 , U1 > U2

2.

  - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

         - Vẽ hình và mô tả hiện tượng:

          Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai môi trường không khí và nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK bị gẫy khúc và truyền trong nước.

3.

Đặc điểm của ảnh là: - TKHT: + Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật + Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật + Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự + Khi khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng với tiêu cự thì là ảnh thật và ở rất xa thấu kính - TKPK: + Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính + Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự

4.

Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

(2) Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.

(3) Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

* Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ :

- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

 - Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.

- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

** Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì

-tia tới qua tâm tia ló truyền thẳng

-tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài qua tiêu điểm F

-tia tới hướng tới tiêu điểm F' cho tia ló song song với trục chính

5.

-Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn

-là dụng cụ hỗ tợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ

- G = 25/f

6.

Cấu tạo quang học của mắt

a) Giác mạc (màng giác): Lớp màng cứng trong suốt có tác dụng bảo vệ cho các phần tử phía trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

b) Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

c) Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống để điều chỉnh chùm sáng đi vào trong mắt. Lỗ trống này gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ ánh sáng.

d) Thể thủy tinh: khối chất đặc trong suốt, có hình dạng thấu kính hội tụ hai mặt lồi.

e) Dịch thủy tinh: chất lỏng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy tinh.

f) Màng lưới (võng mạc): lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác.

Ở màng lưới có một chỗ rất nhỏ màu vàng là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất được gọi là điểm vàng V.

- Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật được tạo ra ở màng lưới. Năng lượng ánh sáng thu nhận ở đây được chuyển thành tín hiệu thần kinh và truyền tới não, gây ra cảm nhận hình ảnh. Do đó mắt nhình thấy vật.

- Ở màng lưới có một vị trí tại đó, các sợi thần kinh đi vào nhãn cầu. Tại vị trí này, màng lưới không nhạy cảm với ánh sáng. Đó là điểm mù.

Điểm cực cận. - Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn Cv (hay viễn điểm) của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng (vô cực).

những vị trí đặt vật mà mắt có thể quan sát rõ. ... C. từ vô cực đến cách mắt khoảng 25 (cm) đối với mắt thường.

7.

- Mắt cận là mắt có điểm cực viễn ở gần mắt hơn so với người bình thường, điểm cực cận cũng ở gần mắt hơn so với người bình thường.

- Khắc phục tật cận thị bằng hai cách:

 + Cách 1: Đeo kính cận ( có bản chất là thấu kính phân kì) để tạo ảnh nhỏ hơn, cùng chiều và nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

 + Cách 2: Phẫu thuật

- Mắt lão là mắt có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với người bình thường (theo thời gian, thể thủy tinh bị lão hóa, không còn phồng lên, xẹp xuống tốt như khi còn trẻ nữa).

- Khắc phục tật lão thị bằng cách đeo kính lão (có bản chất là một thấu kính hội tụ) để tạo ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật, ở xa mắt hơn (nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt).

- Mắt cận là mắt có điểm cực viễn ở gần mắt hơn so với người bình thường, điểm cực cận cũng ở gần mắt hơn so với người bình thường. - Mắt lão là mắt có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với người bình thường (theo thời gian, thể thủy tinh bị lão hóa, không còn phồng lên, xẹp xuống tốt như khi còn trẻ nữa).

 

Câu trả lời:

Thí nghiệm 1

- Hiện tượng

Miếng Na tan dần.

Có khí thoát ra.

Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ.

- Phương trình hóa học: 2Na + H2O → 2NaOH + H2.

- Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazo làm phenol chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2.

Thí nghiệm 2

- Hiện tượng: Mẩu vôi nhão ra và tan dần

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

 

Dung dịch đổi quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi thành màu đỏ)

- Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

- Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazo làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển hồng), phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3

- Hiện tượng: Photpho cháy sáng.

Có khói màu trắng tạo thành.

Sau khi lắc khói màu trắng tan hết.

Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

- Giải thích:

Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí Oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 là quỳ tím chuyển đỏ.

 

+Mục đích,Dụng cụ, hóa chất,Dụng cụ, hóa chất...mình nghĩ là có trong sách hết r hoặc:

 

1.Nước tác dụng với natri

- Cách tiến hành : Cho một mẩu Natri nhỏ bằng hạt đậu cho vào nước

- Hiện tượng : Natri tan dần, chạy tròn trên mặt nước, có khí không màu không mùi thoát ra.

- Giải thích : Kim loại kiềm tan trong nước

- PTHH : 2Na+2H2O→2NaOH+H22Na+2H2O→2NaOH+H2

2.Nước tác dụng với vôi sống CaO

- Cách tiến hành : Cho một nhúm CaO vào cốc chứa nước, khuấy đều.

- Hiện tượng : CaO tan dần, tỏa nhiều nhiệt.

- Giải thích : Một số oxit bazo tan trong nước.

- PTHH : CaO+H2O→Ca(OH)2CaO+H2O→Ca(OH)2

3.Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit 

- Cách tiến hành : Cho một mẩu P2O5 vào cốc nước.

- Hiện tượng : P2O5 tan dần tạo thành dung dịch không màu.

- Giải thích : Oxit axit tan trong nước thành dung dịch axit.

- PTHH : P2O5+3H2O→2H3PO4