Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 3
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

 

Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết bằng việc kí kết Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10 - 1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.Tháng 7 - 1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976).

Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt
động của khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, tháng 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 -1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4 - 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10-15 năm.
Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Câu trả lời:

bình thường mặt trời có màu vàng, nhưng vào lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn, mặt trời lại có màu đỏ da cam. Hiện tượng này là do khí quyển đã "nhuộm" đỏ mặt trời đấy.

Như em đã biết, bao bọc xung quanh trái đất là một tầng khí quyển rất dầy. Tuy khí quyển trong suốt, không màu nhưng trong khí quyển có vô số các hạt phân tử thể khí, cát bụi và những hạt nước nhỏ li ti. Chính những "hạt nhỏ li ti" đó đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời hoặc phản chiếu lại mặt trời. Trong 7 loại tia màu của ánh sáng mặt trời, mỗi loại có tính chất khác nhau, ví dụ cường độ của các màu vàng, xanh thẫm, xanh lam, chàm, tím tương đối yếu.

Khi chúng gặp các hạt nhỏ li ti trong không khí liền bị chặn lại một phần và chiếu chệch sang hướng khác. Ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng khí quyển càng dầy những tia sáng đó càng bị ngăn chặn lại nhiều. Còn những tia màu đỏ và màu da cam khá "kiên cường" chúng có thể xuyên qua các chướng ngại vật trong khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất.

Buổi sáng sớm và lúc hoàng hôn, ánh mặt trời chiếu chếch xuống mặt đất nên phải xuyên qua bầu khí quyển dầy hơn bình thường. Trên đường đi đến trái đất, các tia sáng màu vàng, xanh thẫm, xanh nhạt, chàm, tím hầu như­ đều bị chặn lại, chỉ còn tia sáng màu đỏ và màu da cam chiếu tới mặt đất. Bởi vậy, ta nhìn mặt trời lúc đó có màu đỏ da cam.

Câu trả lời:

Từ xưa đến nay trái cây luôn là nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người, giá trị dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến trái cây luôn đựơc con người sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống đời thường. Theo tài liệu nghiên cứu của FAO sản lượng các loại trái cây toàn thế giới thời kỳ 1989-1991 là 352 triệu tấn/năm, đến năm 2000 đã tăng lên đạt 429.4 triệu tấn/năm (tăng 22%). Năm 2000 sản lượng bình quân đầu người trên thế giới là 73kg. Năm 2000 tốc độ tiêu thụ trái cây tăng lên rõ rệt, trong khi các loại nông sản chủ yếu khác đều giảm đi.

Rau quả chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu nông sản xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới. Theo FAO tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm 1996 ở một số nước như sau: Trung Quốc 23.8%; Thái Lan 18.1% ; Hàn Quốc 14.4%.

Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (1996-2000), diện tích cây ăn quả cả nước tăng lên nhanh và liên tục, từ 260.9 ngàn ha năm 1996 lên đến 438.8 ngàn ha vào năm 2000
Giá trị sản xuất cây ăn quả trong 5 năm qua cũng tăng lên liên tục, song tốc độ tăng chưa tương xứng với mức tăng diện tích trồng, vì cây ăn quả phải trải qua một thời kỳ chăm sóc từ 2 đến 4 năm mới bắt đầu có quả và năng suất sẽ tăng lên dần. Do vậy tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua không tăng, bình quân là 8.3%. Tính ra năm 2000 cây ăn quả mới chiếm 7.9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.

Câu trả lời:

a, Về TNTN

* Đất: phóng phú, đa dạng, là vật tư không thể thay thế trong pt NN

- có 2 loại đất chính:

+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha là vùng ĐBSH, ĐBSCL, DHMT. Cây trồng thích hợp là cây lương thực, cây ăn quả,...

+ Đất Feralit có S khoảng 16 triệu ha là vùng miền núi và cao nguyên. Cây trồng thích hợp là cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày,...

- Một số nơi có đất chưa, phèn, mặn, bạc màu,...-> không cánh tác đc NN

* KH

- Nước ta có KH nhiệt đới gió mùa ẩm TL cho cây trồng sinh trưởng, pt tốt, có thể trồng 2-3 mùa lúa, rau màu / năm.

- KH phân hoá rõ rệt từ B-N, theo mùa, theo độ cao,...-> có thể trông đc nhiều loại cây từ nhiệt đới đến cận nhiệt, ôn đới.

- Có nhiều thiên tài như hạn hán , bão, lũ lụt, gió tây khô nóng,... KH cũng là điều kiện để sâu bệnh pt -> ảnh hưởng đến hóa màu của nhân dân

* Nước

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi, áo hồ,...dày đặc -> cũng cấp nước tưới tiêu cho người dân, pt NN

- Mạng lưới nước ngầm cũng khá dồi dào phục vụ tưới tiêu cho NN vào mùa khô, nhất là Tây Nguyên

- Có 2 mùa nước là mùa lũ và mùa hạn. Mùa lũ làm thiệt hại hóa màu của người dân, mùa hạn gây thiếu nước tưới tiêu

=> Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong pt NN, nhất là trọng thâm canh lúa nước

* Sinh vật

- phóng phú, đa dạng => là cả sở để lai tạo, thuần chủng các giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt, thích nghĩ với các đk sinh thái của từng địa phương.

b, Về KT-XH

* Dân cư và lao động

- Lao động dòi dào và tăng nhanh

+ năm 2003 khoảng 60% lao động trong dân số vùng nông thôn làm việc trồng NN

- Giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo,...khi có chính sách thì phát huy mạnh mẽ, tạo nên các thành tựu trong NN

* CSVC-KT

- Ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Bảo gồm:

+ Hệ thống thủy lợi

+ Hệ thống DV trồng trọt

+ Hệ thống DV chăn nuôi

+ Hệ thống các nhà máy chế biến

+ Các CSVC-KT khác

* Chính sách

- Nhà nước có nhiều chính sách pt NN: pt kt hộ gia đình, kt trang trại,...-> thúc đẩy pt NN

* TT

- Ngày càng đc mở rộng-> thúc đẩy sx pt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Cạnh tranh thị trường ngày cả trồng nước, ảnh hưởng đến sản phẩm của VN

- Biến động của TT làm ảnh hưởng đến sự pt của một số loại cây trồng