Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai

*Đọc đoạn tư liệu sau đây:

       Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua”

       Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá.

      Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh.

      Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”.

      Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”.

      Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa.

           (Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168 – 170)

a. Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách.

b. Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống.

c. Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý.

d. Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay.

 

 

Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai

*Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”.

                                     (Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử,

Báo Tuổi trẻ ngày 6 – 5 – 2004)

a) Qua đoạn tư liệu trên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể về một nhân vật lịch sử đó là Bác Hồ với cách lãnh đạo rất tài tình.

b) Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đều được ghi chép trong cuốn Việt Nam sử lược.

c) Những kiến thức, kinh nghiệm được biên soạn trong cuốn Việt Nam sử lược chính là yếu tố quyết định thắng lợi của thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

d) đoạn tư liệu trên bàn tới chức năng Xã hội của Sử học, đó chính là việc vận dụng những bài học kinh nghiệm qúy báu từ quá khứ cho hiện tại.