Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 9
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)

Nguyễn Văn Duy

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Ngày xưa ta đi học 

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

Bản đồ mới tường vôi cũng mới 

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ 

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. 

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu 

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ 

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ 

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận 

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau 

PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2 (3,0 điểm). Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một bức tranh rực rỡ với các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh nào đã in đậm trong tâm trí em? Hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh đó bằng một đoạn văn (7 – 9 câu). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch dưới từ láy đó). 

Câu 3 (4,0 điểm). Câu thơ “Ngày xưa ta đi học” mở đầu bài thơ đã gợi em nhớ về những gì trong ngày đầu tiên đi học? Hãy sử dụng kết hợp phương thu tự sự và miêu tả để ghi lại phần kí ức tuyệt vời đó bằng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.