Chủ đề:
Bài 18: Bội chung nhỏ nhấtCâu hỏi:
học sinh lớp 6c khi xếp thành 4 hàng 8 hàng 10 hàng đều dư 2 học sinh tính số học sinh lớp 6c nhiều hơn 35 học sinh và nhỏ hơn 50 học sinh
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)
I. Tìm ý
1. Nội dung chính của đoạn thơ/ bài thơ là gì?
2. Những hình ảnh thơ có ý nghĩa gì?
3. Bài thơ có những biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ nào đặc biệt? Qua đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả ?
II. Dàn ý
a. Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn: Bài thơ lục bát…+ của tác giả…đã cho em…
b. Thân đoạn:
v Khái quát nội dung bài thơ: Lời thơ tràn đầy tình cảm đã vẽ nên hình ảnh vùng quê tươi đẹp, thanh bình, yên ả và tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho quê hương của mình.
- Ý 1: Hình ảnh: “bức tranh thủy mặc, dòng sông, con đò” -> ý nghĩa: quê hương là bức tranh đẹp đẽ, gắn với những sự vật mộc mạc, bình dị, gần gũi, thân thương
- Ý 2: “chao liệng cánh cò/ Cánh đồng mùa gặt , vàng ươm”-> ý nghĩa
- Ý 3: dẫn chứng - > ý nghĩa
- Ý 4: dẫn chứng -> ý nghĩa
v Nghệ thuật: Biện pháp điệp ngữ “em yêu” xuyên suốt cả bài thơ đã diễn tả tình yêu quê hương da diết, đậm sâu/ đồng thời, thể thơ lục bát với nhịp điệu nhẹ nhàng, êm đềm giúp cho bài thơ trở nên
c. Kết đoạn: Bài thơ đã khơi gợi cho em tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam và sự gắn bó với những điều giản dị, gần gũi, thân thương của quê hương mình./ Hoặc có thể nêu thông điệp
II. Dựa vào phần gợi ý phía trên, viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ trên.