Tham khảo :
Nhữ𝚗𝚐 thái độ 𝚌ử 𝚌𝚑ỉ 𝚐𝚒ả 𝚍ố𝚒 𝚌ủ𝚊 𝚋à 𝚌ô:- Gọi tôi đến bên cười hỏi:
Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?
Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
- Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
- Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
- Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
Sự phản kháng của Hồng:
- Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa
- Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công
- Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi
=> Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Bà ta luôn cố gắng reo rắc vào trí óc non nớt của một đứa trẻ những ý nghĩ xấu xa về mẹ nó. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.
=> Còn Hồng là một cậu bé đáng thương nhưng rất kiên cường, bản lĩnh. Em đã không tin những lời nói xấu mẹ, luôn thấu hiểu, tin tưởng và thương yêu mẹ. Em cảm thấy đau lòng vì mẹ phải chịu đựng những bất công của hủ tục và khát khao được gặp mẹ