Mình chỉ nghi ý ra rồi bạn nối lại nha
- Điệp ngữ “ta làm” lặp đi lặp lại diễn tả khát vọng muốn được hòa nhập, muốn được cống hiến vào cuộc đời chung, sự nghiệp chung cho đất nước.
- Tác giả ước làm:
+ con chim hót: gọi xuân về, mang tiếng hót ấm áp, tươi vui đến cho cuộc đời
+ cành hoa: để góp vào muôn nghìn hương sắc tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên, cuộc đời
+ nốt trầm: trong bản hòa ca bất tận để làm xao xuyến lòng người.
→ Những hình ảnh tự nhiên, giản dị nhưng lại là những hình ảnh đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời để dâng hiến, đóng góp những gì tốt đẹp nhất của bản thân cho quê hương, đất nước, cho cuộc đời.
(liên hệ đến khổ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
→ Với Thanh Hải hóa thân là để dâng hiến, để phục vụ cho một mục đích cao cả. Mỗi con người hãy trở thành “Một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất tận của đất nước. Ai cũng phải sống có ích cho đời.
- Số từ “một” được lặp đi lặp lại chỉ sự ít ỏi, nhỏ bé, đó chính là một ước nguyện khiêm nhường, giản dị, bình lặng, tất cả tạo thành một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời. Ước nguyện đó đã tạo thành lẽ sống cao đẹp, không chỉ riêng tác giả mà là còn là ước nguyện, lẽ sống của nhiều người, không chỉ một thời mà còn ở nhiều thời.
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Điệp ngữ “dù là”: khẳng định ước muốn, tâm nguyện thường trực, thường xuyên, bền bỉ vượt thời gian, cả khi trẻ lẫn khi về già, cả khi khỏe mạnh hay bệnh tật. Đặt bài thơ vào cảnh ngộ lúc này của tác giả, ta thấy càng trân trọng hơn ước nguyện cao quý đó của nhà thơ.
→ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo. “nho nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành; “dâng cho đời” là lẽ sống đẹp, cao cả. Sống hết mình, thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc tuổi hai mươi căng tràn sức sống hay khi tóc đã điểm bạc. Thanh Hải đã sống như lời thơ ông tâm tình.