Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


                 

 

       Thứ ............ ngày............. tháng....... năm.......

           BÀI TẬP TUẦN 29

 

A. 

CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT

    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra khỏi lều, hùng dũng bước vào rừng. Vừa bước ra, chuột ta gặp ngay một con mèo đang đi săn mồi. Con mèo nhao đến, chuột ta chạy bán sống bán chết, run cầm cập chui vào gầm giường. Ông tiên thấy thế liền hỏi:

  - Sao con lại sợ hãi như vậy? Chuột thưa:                                

  - Dạ, có con mèo trong rừng ạ.

      Ông tiên cười:

   - Ồ, không sao, ngày mai ta sẽ biến con thành một con hổ thật to lớn. Và tất cả các loài vật khác sẽ phải sợ con.
    Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn. Mọi vật đã trở nên bé nhỏ trước mắt nó. Chuột ta thầm nghĩ : Bây giờ ta đã là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời ta. Trước tiên, ta sẽ sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội. Vị chúa sơn lâm bắt đầu oai vệ, hùng dũng bước đi vào rừng. Muôn loài đều kinh sợ, những chú sóc nhỏ chạy biến mất, những con nai đang ăn cỏ khiếp sợ không nhấc nổi bước để bỏ chạy.

      Mỗi bước đi của vị chúa sơn lâm làm cả khu rừng im lặng. Chú mèo bé nhỏ lúc đó còn đang mải đi chơi nên không biết khu rừng nhỏ của mình đã xuất hiện một vị chúa sơn lâm mới. Nó mải hái hoa, bắt bướm đến thật muộn, khi ông mặt trời đã mệt mỏi xuống núi và chuẩn bị đi ngủ nó mới trở về. Vừa trở về khu rừng cũ, mèo ta đột nhiên thấy xuất hiện trước mặt mình một con hổ vô cùng to lớn. Vị chúa sơn lâm cũng đứng sững lại khi thấy mèo con. Mèo ta bủn rủn hết chân tay, đôi chân nhanh nhẹn hàng ngày bỗng cứng đờ không nhấc lên nổi. Nó hiểu rằng mọi chuyện đã kết thúc và không thể chạy trốn khỏi số phận mà tử thần đang chờ sẵn. Nó thấy toàn thân mình gai lạnh, lông nó xù lên, đôi mắt long lanh mở to, nó kêu lên mấy tiếng để vĩnh biệt khu rừng và muôn loài : “ ngao ... ngao ... ngao …” Mèo ta chờ hổ bước tới để ăn thịt nó nhưng thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.                                      

                                                                                      Theo Internet 

Đọc thầm văn bản sau:

 

I. Đọc  văn bản sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Khi vô tình gặp được ông tiên, chú chuột là con vật như thế nào?

A. Nhỏ bé, nhút nhát.

B. Thiếu tự tin và hay chui gầm giường.

C. Oai vệ, hùng dũng và to lớn.

2. Ông tiên có phép lạ đã biến chuột nhắt thành:

A. Một con mèo rừng đang săn mồi.

B. Một con hổ to lớn khiến cho tất cả các loài khác  phải sợ.

C. Một con sư tử khiến muôn loài phải khiếp sợ.

3. Khi đã trở thành chúa sơn lâm, đứng trước chú mèo rừng chuột ta đã làm gì?

A. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con.

B. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con. Rồi thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.

C. Sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội.

4. Theo em, nhân vật Hổ trong câu chuyện là một con vật như thế nào ?

A. Hùng dũng, oai vệ và là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời.

B. Chú chuột mặc dù có hình hài khỏe khoắn, oai vệ của một chú hổ nhưng chú vẫn mang trái tim của chuột.

C. Mỗi bước đi của chú làm cả khu rừng im lặng.

5. Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả biện pháp so sánh và nhân hóa

6. Hãy đặt một câu theo mẫu Ai/ thế nào? để nói về nhân vật Chuột trong bài.

..........................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

7Bộ phận được gạch chân trong câu: Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn.” trả lời cho câu hỏi:

A. Làm gì?

B. Khi nào?

C. Ở đâu?

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:

a) Nhờ được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận cây cầu Thê Húc vẫn giữ được vẻ đẹp có một không hai.

b) Để cho con cái được no đủ cha mẹ chúng em đã phải làm việc vất vả.

c) Năm nay nhờ các bạn giúp đỡ Huy học tiến bộ lên rõ rệt.

 

MÂM C MÙA THU

Đầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm.

Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát, ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột già, để thưởng thức vị ngọt, chua, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác thay đổi. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon, càng tinh chất.

Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non.

                                                                                                   Theo Băng Sơn

A. Đọc thầm văn bản sau:

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Theo tác giả, chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết là quả gì?

A. Trái bưởi.

B. Trái hồng.

C. Trái ổi.

2. Mâm cỗ mùa thu có những gì nữa?

A. Có bưởi, hồng, cốm, ổi, sấu, chuối tiêu.

B. Có Hồng Lạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ, ổi, na, sấu, chuối tiêu.

C. Có Hồng Lạng quả tròn, hồng, cốm, ổi, na, sấu.

3. Em hiểu câu “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.” là như thế nào?

A. Con người đã phải rất vất vả đấu tranh với thiên nhiên mới tạo ra được các loại quả ấy.

B. Bàn tay lao động của con người và những gì tốt nhất từ nắng, gió, đất, nước,... đã tạo ra những loại quả ấy.

C. Nước mắt của bao người là tinh túy của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy.

4. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Những chùm quả sấu chín vàng như nắng.”trả lời cho câu hỏi gì?

A. Như thế nào?

B. Thế nào?

C. Làm gì?

5. Bài văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả hai đáp án trên.