Bài 3: Cho các chất có CTHH: KMnO4, Na, Fe, KClO3, Zn, Ba, K. Hãy cho biết:
a) Những chất nào tác dụng được với oxi?
b) Chất nào dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
c) Những chất nào tác dụng được với dung dịch HCl hoặc H2SO4 (l) đề điều chế H2 trong PTN?
Viết PTHH, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào.
2. Bài tập.
Bài 1: Cho 19,5 g Zn tác dụng hết với dung dịch HCl
a. Tính khối lượng HCl đã dùng.
b. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc).
Bài 2: Cho một lượng Mg tác dụng hết với 19,6 g H2SO4.
a. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.
b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 thu được qua ống sứ đựng CuO nung nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng CuO thu được.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong bình đựng khí oxi.
a. Tính thể tích khí oxi(đktc) cần dùng.
b. Tính khối lượng oxit thu được.
c. Để có lượng oxi cung cấp cho phản ứng trên cần nhiệt phân bao nhiêu gam KClO3.
Bài 4: Dùng 3,36 lít khí H2(đktc) để khử 24 gam Fe2O3 đựng trong ống sứ nung nóng.Tính khối lượng sắt thu được.
Bài 5: Dùng khí H2 để khử hoàn toàn 4,64g một oxit sắt chưa rõ công thức ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 3,36g Fe. Xác định CTHH của oxit sắt.
3. Giải thích hiện tượng.
1. Vì sao khi mở nắp chai nước ngọt lại có nhiều bọt khí thoát ra?
2. Tại sao người ta thường sục khí vào bể nuôi cá cảnh?
3. Tại sao khi leo núi hoặc lên cao người ta thường thấy tức ngực, khó thở?
4. Tại sao để cốc nước lạnh trên bàn ta thấy mặt ngoài của cốc bị ướt, sau đó có các giọt nước trên mặt bàn?
5. Tại sao những ngày trời nồm, nếu ta đóng kín cửa thì nền nhà, cửa kính trong nhà vẫn khô? Nếu ta mở của thì thấy nền nhà, cửa kính bị ướt?