Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 9
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


mai tung

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

 

2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

 

3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

 

4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

 

5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

 

6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

 

7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)

 

8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)


mấy bạn giúp mik với

mai tung

mai tung

                                      Rừng phương Nam

      Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

       Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn  ánh vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dân biến đi.

      Chim hót líu lo.Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi  lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn  nguy hiểm , những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài  chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám cỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thỉ biến ra màu xanh lá ngái...

                                                       ( Lược trích Đất phương nam , Đoàn Giỏi)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương nam là gì?( 0,5 đ)

       A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.

       B. chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình .

       C. Gió bắt đầu nổi lên .

Câu 2: Mùi hương của hoa tràm như thế nào?( 0,5 đ)

A.   nhè nhẹ tỏa lên.

B.   tan dần theo hơi ấm mặt trời.

C.   thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.

 

Câu 3: Rừng phương Nam đối với các em có những nét gì hấp dẫn ( 1 đ)

 

..............................................................................................................................................

 

............................................................................................................................................

 

..............................................................................................................................................

 Câu 4: “ Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng”? là câu hỏi dùng để: (1 đ)

A.   Tự hỏi mình .

B.   Hỏi người khác.

C.   Yêu cầu, đề nghị .

 

Câu 5: Vị ngữ của câu “Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục”là:   ( 1đ).

A.   Phơi lưng trên gốc cây mục.

     B.nằm phơi lưng trên  gốc cây mục.

C. trên gốc cây mục.

 

Câu 6: Tìm danh từ , động từ và tính từ trong câu: Chim hót líu lo.  ( 1 đ)

 

..........................................................................................................................................

 

.........................................................................................................................................

Câu 7:  Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

(Gạch dưới hình ảnh so sánh ) (1 đ)

A.   Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

B.   Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.

C.   Tiếng chim hót như những chuỗi vàng  lọc nắng bay đến với Hà.

 

Câu 8:   Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà .” ( 1 đ)

A. Hai động từ (là các từ…………………………………)

B. Ba động từ (là các từ…………………………………)

C. Bốn động từ (là các từ…………………………………)

 

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

  Chiếc áo búp bê”  (TV4 - Tập 1-Trang 135)   

 Mùa dông trên rẻo cao ( TV- tập 1- trang 165)

 

 

B. Tập làm văn

             Đề bài

                  1)  Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất .

                      

               2) Hãy tả đồ dùng học tập mà em thích nhất.

Mấy bạn giúp mình với

 

 

mai tung

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

 

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1/ Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? (0.5đ)

A. Thiên nhiên              

B. Đất sét
C. Đồ ngọc                     

C. Con giống

Câu 2/  Có người mang khối ngọc đến  cửa hàng làm gì? (0.5đ)

A. Nhờ Trương Bạch tạc con giống.

B. Bán ngọc lấy tiền

C. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng Quan Âm.

D. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng theo ý muốn

Câu 3/ Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? (0.5đ)

A. Sự tinh tế                       

B. Sự chăm chỉ
C. Sự kiên nhẫn                 

D. Gắng công

Câu 4/ . Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng Quan Âm là gì? (0.5đ)

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt Quan Âm  như biết nhìn theo.
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

Câu 5/ Điều kiện nào là quan trọng nhất giúpTrương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? (1đ)

A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

Câu 6/ Bài đọc: "Bàn tay người nghệ sĩ ca ngợi ai? tài năng gì?  (1đ)

……………………………………………………………………………

Câu 7/ . Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì? (0.5đ)

A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

Câu 8/ Vị ngữ trong câu “ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng” là(0.5đ)

A. trắng bay lượn trên cánh đồng

B. cánh đồng

C. trên cánh đồng

D. bay lượn trên cánh đồng

Câu 9/ Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ? (1đ)

A. Một tính từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai tính từ. Đó là các từ:  ………………………………………..
C. Ba tính từ. Đó là các từ: ........................................................................
D. Bốn tính từ. Đó là các từ: .....................................................................

Câu 10/  Đặt 1 câu kể Ai làm gì? (1đ)

…………………………………………………………………………..

Mấy bạn giúp mình với