Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu. Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.                        (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015) Câu 1. Kể tên 2 phương thức biểu đạt có trong đoạn văn? Phương thức biểu đạt nào là chính? (1 điểm) Câu 2. Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh. (  1điểm) Câu 3. Chì ra lời dẫn trong những câu sau, xác định đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. (1 điểm) Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”. Câu 4. Từ đoạn trích trên em hãy liện hệ về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong trường ta hiện nay và trình bày suy nghĩ  bằng 1 đoạn văn khoảng 7 – 10 câu. (2 điểm)

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

 “Để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, muốn hành động dại dột, tôi cho rằng sự quan tâm của gia đình, thầy cô, bạn bè là yếu tố đặc biệt quan trọng, nâng đỡ tâm hồn con trẻ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn. Bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào thành tích học tập của trẻ để tránh gây áp lực. Cần động viên, chia sẻ và sắp xếp việc học tập, vui chơi một cách khoa học để trẻ có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí lực trong tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ, tự giác. Nếu con bị tổn thương bởi bất kỳ lý do nào, hãy khuyến khích trẻ trò chuyện với người lớn. Được kết nối, hỗ trợ sẽ giúp con có cảm giác an toàn, dễ mở lòng khi gặp khó khăn thay vì con phải chịu đựng một mình.”                            (TS. Vũ Thị Minh Huyền - Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam) Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Nêu phương thúc biểu đạt chính. (1.0 điểm) Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 3. Nêu 2 hành động tích cực mà em sẽ làm nếu gặp những áp lực trong học tập. (1.0 điểm) Câu 4. Viết đoạn văn chia sẻ về những “áp lực”  của em hiện nay và nói lên điều em mong muốn. (2.0 điểm)

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây    Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.       Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.  

   (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b) Hãy khái quát nội dung văn bản trên bằng một câu có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh.

c) Tìm một lời dẫn trực tiếp, một lời dẫn gián tiếp trong văn bản trên. Nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

d) Có ý kiến cho rằng “nên tha thứ với lỗi lầm của người khác”, nhưng cũng có người cho rằng “tha thứ là dung túng cho họ phạm sai lầm”. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?