Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1.Thơ năm chữ(Ngũ ngôn)Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ

2.Song Thất Lục Bát Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.

3.Lục Bát Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ

4. Đường Luật ( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó: Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề. Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ

5.Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )

6.Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật) (7….còn nữa )

Minh Vũ

Toán

Bài 1. Tính bằng hai cách

a) (24 + 36) : 4

Cách 1 : …………………

…………………………….

…………………………….

Cách 2 : …………………

…………………………….

…………………………….

b) (84 – 35) : 7

Cách 1 : …………………

…………………………….

…………………………….

Cách 2 : …………………

…………………………….

…………………………….

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

a)     270 : 15                                                d.  67855 : 45                                       

b.  32108 : 23                                            e.  12675 : 25                          

     c.  26345 : 35                                             g.  23052 : 63

 

Bài 3: Cứ 25 viên gạch thì lát được 1m2 nền nhà. Hỏi nếu dùng hết 1050 viên gạch thì lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà?

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................. .................................................................................................................................

 

.................................................................................................................................

Minh Vũ

MÔN: TIẾNG VIỆT

Đọc bài văn sau:                 

Cánh diều tuổi thơ

          Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

          Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

          Ban đêm, trên bãi thả diều thật không  còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’

Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi.

I.Tập đọc:

1. Bài văn được chia làm mấy đoạn?

a. 2 đoạn                                   b. 3 đoạn                                          c. 4 đoạn

2.a)  Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1:

a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ

b. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe…

c. Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều thi.

     b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2:

a. Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều.

b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp.

c. Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời.

2. Ghi lại các từ ghép miêu tả:

- cánh diều: …………………………………………………………………………………….

- tiếng sáo diều: ……………………………………………………………………………………

-  bãi thả diều: …………………………………………………………………….

3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : huyền ảo

a. rất đẹp, cái đẹp có thể nhìn rất rõ ràng.

b. đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư.

c. đẹp khó tả, khó có thể thấy rõ ràng, thỉnh thoảng mới xuất hiện.

4. Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ?

a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

b. Cánh diềuđem lại niểm vui sướng và khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

II. Luyện từ và câu:

1. Tập hợp nào dưới đây ghi đúng và đủ các từ láy có trong bài?

a. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao.

b. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao, sao sớm.

c. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, thảm nhung, ngọc ngà, khát khao.

2. Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ  nào sau đây?

a. ngân nga                                             b. du dương                                c. líu lo

Vì sao em chọn từ đó? …………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

3. Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Biện pháp so sánh

b. Biện pháp nhân hoá.

c. Cả hai biện pháp trên.

4. Em hãy đặt câu hỏi thể hiện thái  độ lịch sự khi hỏi trong mỗi tìnhh uống sau:

a)    Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

b)    Em hỏi mẹ xem mình được ăn gì trong bữa cơm tối?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

III. Tập làm văn:

a) Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích:

A

B

a) Mở bài

(Giới thiệu đồ chơi em chọn tả)

VD: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay cho, tặng ?.....

b) Thân bài

- Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi…)

- Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có những điểm gì đáng chú ý, làm em thích thú)

c) Kết bài

Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ chơi được tả.

a) Mở bài

…………………………………………………….……………………………………………………..……………………………………………………..

……………………………………………………..……………………………………………………..……………………………………………………..

b) Thân bài

…………………………………………………….……………………………………………………..……………………………………………………..

……………………………………………………..……………………………………………………..……………………………………………………..

…………………………………………………….……………………………………………………..……………………………………………………..

……………………………………………………..……………………………………………………..……………………………………………………..

c) Kết bài

…………………………………………………….……………………………………………………..……………………………………………………..

……………………………………………………..……………………………………………………..……………………………………………………..

 

b) Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một cánh diều mà em nhớ nhất.

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….