Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Chương 3. Liên kết hóa học

Câu hỏi:

Câu 30: Cho nguyên tử: 17Y liên kết hóa học giữa hai nguyên tử Y và Y thuộc loại
A. liên kết ion.         B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị không phân cực.      D. liên kết cho – nhận.
Câu 31: Trong ion Mg2+, số oxi hóa của Mg là
A. +2.                 B. +3.            C. +5.             D. +4.
Câu 32: Trong ion PO43-, số oxi hóa của P là
A. +3.               B. +2.                C. +5.               D. +4.
Câu 33: Số oxi hoá của Nitơ trong: NH4+, NO2, HNO3 lần lượt là:

A. +1, +4, +5.      B. +3, +4, +5.        C. -3, +4, +5.          D. +4, -4, +5.
Câu 34: Số oxi hoá của S trong S2-; H2SO4 lần lượt là:
A. -2;+6.               B. 2-; +6.                C. -2; +6.                  D. 0;+6.
Câu 35: Số oxi hoá của các nguyên tố Cl, S, C trong các hợp chất sau: HClO3; SO2; CO32- lần lượt là
A. +5; +4; +4.      B. +1; +3; +4.     C. +1; +5; +4.         D. +3; +4; +5.
Câu 36: Số oxi hoá của Clo trong các hợp chất: NaClO3; Cl2O; NaCl lần lựơt là:
A. +5; +2; +1.      B. +5; +1; +1.        C. +6; +2; -1.        D. +5; +1; -1.
Câu 37: Số oxi hoá của nitơ trong NO2-; NO; HNO3 lần lượt là:
A. +3; +2; +6.       B. +3; -1; +5.        C. +3; +2; +5.         D. +4; -2; -5.
Câu 38: Số oxi hoá của mangan trong các chất: MnO2, K2MnO4, KMnO4, MnCl2, Mn là
A. + 4, + 6, + 7, + 2, 0.                       B. + 4, +2, 0, + 6, + 7.
C. + 4, + 2, 0, + 7, + 6.                       D. + 4, 0, + 2, + 7, + 6.
Câu 39: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất: H2S, S, SO3, SO2, Na2SO4, FeS, FeS2 lần lượt là
A. – 2, 0, + 6, + 4, + 6, – 2, – 1.              B. – 2, 0, + 6, + 6, + 4, – 2, – 1.
C. – 2, 0, + 4, + 6, + 6, – 2, – 1               D. – 2, 0, + 6, + 4, + 4, – 2, – 1.
Câu 40: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó S có cùng số oxi hóa là
A. H2S, H2SO3, H2SO4.
B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3.
C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2.
D. H2S, NaHS, K2S.

Chủ đề:

Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

Giúp với ạ
Câu 31:
 Hành động nào dưới đây là vì con người?

A. Sản xuất hàng hóa kém chất lượng.

B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

D. Chôn lấp rác thải y tế bừa bải.

Câu 32: Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?

A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.

B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.

C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.

D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.

Câu 33: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì con người

A. làm chủ thế giới.                                       B. là chủ thể của lịch sử.

C. có nhiều hoài bão.                                     D. luôn mong muốn hạnh phúc.

Câu 34: Trứng gà đem rán, luộc...ăn hết đi. Đây là hình thức phủ định gì?

A. Phủ định biện chứng.                                             B. Phủ định siêu hình.

C. Phủ định khách quan.                                             D. Phủ định chủ quan.

Câu 35: Khi những công nhân họ phá đi ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của phủ định

A.biện chứng.             B.xã hội.                     C. siêu hình.                D. chủ quan.

Câu 36: Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Nước chảy đá mòn.                                               D. Cây có cội, nước có nguồn.

Câu 37: Câu nào dưới đây không nói về phủ định biện chứng?

A. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.                       B. Tre già măng mọc.

C. Uống nước nhớ nguồn.                                                                  D. Có mới nới cũ.

Câu 38: Việc làm nào sau đây của học sinh phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A. Mê tín dị đoan.                                                      B. Tiếp thu văn hoá lai căng.

C. Ủng hộ hủ tục lạc hậu.                                          D. Biết ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước.

Câu 39: Anh T có một người bác trước kia làm kinh doanh vận tải, thấy T có ý định mở công ty kinh doanh vận tải đường bộ, bố của T khuyên nên gặp bác để học hỏi kinh nghiệm. Nếu là T, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Đến gặp để học hỏi kinh nghiệm rồi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình.

B. Không đồng ý với bố vì nghĩ rằng những kinh nghiệm ấy đã cũ không còn phù hợp.

C. Không phản đối nhưng cũng không đến gặp vì nghĩ không học tập được gì.

D. Đến gặp bác cho bố vui lòng nhưng không hỏi gì.

Câu 40: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất, chụp hình ảnh trái đất trên vệ tinh, chứng minh trái đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                         B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.                    D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 41: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Tháng tám nắng rám trái bưởi.                             B. Con hơn cha, nhà có phúc.

C. Gieo gió gặt bão.                                                   D. An cây nào, rào cây ấy.

Câu 42: Dịch bệnh thúc đẩy các nhà khoa học nổ lực nghiên cứu tìm ra vacxin phòng bệnh. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 43: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 44: Nhà bác học Lương Định Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và được đưa vào gieo trồng phổ biến nên đã tạo ra sản lượng lớn lúa gạo. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 45: Việc ứng dụng công nghệ trong trồng cà chua đã giúp cho người dân đạt hiệu quả cao về cả sản lượng và chất lượng, điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 46: Bác Hồ đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 47: Nhà Bác học Ga-li-lê nhờ có kính viễn vọng và kiên trì quan sát bầu trời đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng là nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Tiêu chuẩn của chân lí.                                         B. Cơ sở của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.                                       D. Mục đích của nhận thức.

Câu 48: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.                                            B. Mục đích của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí.                                          D. Động lực của nhận thức.

Câu 49: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 50: Ăng-ghen khẳng định: “Khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn 10 trường đại học”, cho thấy thực tiễn có vai trò là

A. cơ sở của nhận thức.                                             B. mục đích của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.                                        D. tiêu chuẩn của chân lí.

Chủ đề:

Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

Giúp mình mấy câu này với mọi người !

Câu 11: Vườn rau khô héo vì hạn hán kéo dài nên không có nước tưới là ví dụ thể hiện phủ định

A. biện chứng                                                 B. tự nhiên.

C. siêu hình.                                                   D. khách quan.

Câu 12: Ví dụ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. Bạn T đập nát hạt đậu.

B. Hạt đậu phát triển thành cây đậu.

C. Xã hội phong kiến thay thế xã hội chiếm hữu nô lệ.

D. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.

Câu 13: Ví dụ nào dưới đây không đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A.Nước thải chưa được xử lí làm ô nhiễm môi trường nước dẫn đến cá chết hàng loạt.

B. Gió bão làm đổ cây cối.

C. Con người sử dụng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật.

D. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây.                                         B. Sâu ăn hết lá cây.

C. Cây lúa trổ bông.                                       D. Đổ hoá chất xuống hồ làm cá chết.

Câu 15: Ví dụ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây.

B. Gió bão làm ảnh hưởng đến cây ăn quả.

C. Cây xoài ra hoa ra quả.

D. Đổ hoá chất xuống hồ làm cá chết.

Câu 16: Quá trình phát triển từ trứng – tằm -> nhộng thể hiện quan điểm phủ định

A. hoàn toàn cái cũ.                                       B.  tự nhiên.

C. biện chứng.                                                D.  siêu hình.

Câu 17: Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A. chân lý.                  B. nhận thức.              C. thực tiễn.                D. kinh nghiệm.

Câu 18: Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn khả năng của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng thể hiện thực tiễn là

A. cơ sở của nhận thức.                                             B. mục đích của nhân thức.

C. tiêu chuẩn của chân lí.                                            D. động lực của nhận thức.

Câu 19: Khi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn thể hiện thực tiễn là

A. cơ sở của nhận thức.                                             B. mục đích của nhân thức.

C. tiêu chuẩn của chân lí.                                           D. động lực của nhận thức.

Câu 20: Nhờ có sự tiếp xúc tác động vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất

A. quy luật của chúng.                                                B. quy định của chúng.

C. quy cách.                                                                D. vấn đề liên quan.

Câu 21: Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển là vai trò nào của thực tiễn?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 22: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn cải tạo hiện thực khách quan.

B. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.

C. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.

D. luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức.

Câu 23: Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì

A. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người.

B. thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

C. mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiên thực khách quan.

D. con người cần giải quyết những nhu cầy nảy sinh.

Câu 24: Câu nói: "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông" thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở.                                                                    B. Động lực.

C. Tiêu chuẩn của chân lý.                                         D. Mục đích.

Câu 25: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn là thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở.                                                             B. Thực tiễn là động lực.

C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.                                  D. Thực tiễn là mục đích.

Câu 26: Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở .                                                            B. Thực tiễn là động lực.

C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.                                   D. Thực tiễn là mục đích.

Câu 27: Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung hoàn thiện những tri thức

A.đã cũ.                      B. chưa đầy đủ.                       C. vốn có.                    D.  đang cần có.

Câu 28. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được

A. quan tâm.                B. chăm sóc.   C. tôn trọng.                 D. yêu thương.

Câu 29: Là chủ thể của lịch sử, con người cần phải được

A. tạo công ăn việc làm.                                                         B. chăm sóc sức khỏe.

C. đảm bảo các quyền chính đáng của mình.             D. đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.

Câu 30: Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định con người là

A. chủ thể của sự phát triển xã hội.               B. mục tiêu của sự phát triển xã hội.

C. động lực của sự phát triển xã hội.             D. cơ sở của sự phát triển xã hội.