Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Sơn La , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 34
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trả lời:

Theo từ điển Hán Việt, tục ngữ “tích tiểu thành đại” có thể được giải nghĩa như sau:

Tích: thu góp, gom, nhặt, gộp, tích cóp dành dụm một thứ gì đó trong thời gian nhất định.Tiểu: nhỏ, bé.Thành: hoàn thành, hình thành.Đại: to lớn, việc lớn, lớn.

Như vậy, đại ý của câu thành ngữ “tích tiểu thành đại” có nghĩa là gom góp, tích trữ những thứ nhỏ nhặt để làm nên một thứ gì đó to lớn hơn. Khi lớn, nó có thể tạo ra những sự thay đổi.

Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn chúng ta sẽ thấy câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc biệt, “tích tiểu” là hình ảnh của sự tích cóp, lượm nhặt những thứ nhỏ bé. Trong câu tục ngữ, nó ẩn dụ cho lượm nhặt, tích lũy tiền bạc, của cải hay những tri thức, kiến thức, kỹ năng, lối sống, cách hành xử… của con người.

Còn “thành đại” chỉ kết quả có được sau quá trình tích lũy không ngừng nghỉ, và nó cũng là ẩn dụ của việc con người có được sự đong đầy về vật chất hay những kinh nghiệm sống, trải nghiệm, kiến thức… trong cuộc sống.

Qua đó, câu tục ngữ “tích tiểu thành đại” đã truyền tải một thông điệp vô cùng sâu sắc về sự tích lũy những thứ nhỏ bé, để có được những điều lớn lao trong cuộc sống. Tựa như câu “góp gió thành bão”, - nhiều cơn gió gộp lại có thể tạo thành cơn bão to, tục ngữ “tích tiểu thành đại” cũng nhấn mạnh ý nghĩa chỉ cần chúng ta chịu khó gom góp, nhặt nhạnh sẽ có ngày chúng ta thu được kết quả mỹ mãn.

CHÚC BN HC TỐT :)))

Câu trả lời:

Câu 1:

- Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Câu 2:

- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: 

+, Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới.

+, Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.

- Âm mưu tinh vi nhất của người Mĩ đối với các nước Mĩ La-tinh đó là hất cẳng Tây Ban Nha ra khỏi châu Mĩ, thành lập Liên minh châu Mĩ do Oa-sinh-tơn đứng đầu.

Câu 3:

- Nguyên nhân sâu xa:

+, Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+, Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+, Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

+, Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

- Nguyên nhân lớn nhất là sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

Câu 4:

- Nét nổi bật trong hai giai đoạn thứ hai của chiến tranh là:

+, Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏi chiến tranh.
+, Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công, Đức thua trận liên tiếp, và rút khỏi Pháp, Bỉ...
+, 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì: 
+, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.

Câu 5:

- Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:

+, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

- Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 1:
+, Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

CHÚC BN HC TỐT :)))