Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


            Đọc đoạn văn bản sau:
                “Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kỹ năng học tập
suốt đời. Tuy nhiên, kỹ năng này yêu cầu tính tự giác kỷ luật và kiên trì vì mỗi người
phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình.
Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục làm
cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng
thành, thay đổi và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo.
Trái lại, có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường.
Họ không thích thay đổi, chỉ ưa thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không
suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm
của bệnh Alzheimer.
Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận
điều họ được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học
từ người khác là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của
mình để học được nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ ... Họ đặt ra các câu hỏi giúp
họ đưa tri thức mới vào bối cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công
thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá
trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”
(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr 97)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu điều gì ở mỗi người?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra điểm khác biệt giữa những người học tập suốt đời với những
người không học tập suốt đời khi ở độ tuổi trung niên, lớn tuổi.
Câu 3 (2.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu“Với
họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”
Câu 4 (2.0 điểm). Anh/Chị có suy nghĩ gì về việc người học tự“đặt ra các câu hỏi”để
khám phá tri thức mới?
Câu 5 (4.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 10 câu) trả lời cho câu hỏi: Vì sao chúng ta cần học tập suốt đời?

24. Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên?

A. than cốc                  B. than antraxit                       C. than nâu                              D. than chì

25. Ở nhiệt độ cao, khí CO không khử được oxit nào sau đây?

A. CuO.                      B. Fe2O3.                                 C. PbO.                                   D. Al2O3.

26. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?

A. SiO2 + 2Mg ® 2MgO + Si.                                    B. SiO2 + 2NaOH ®Na2SiO3 + CO2.

C. SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O.                                   D. SiO2 + Na2CO3 ®Na2SiO3 + CO2.

27. Cho các phát biểu sau:

(1) Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân và phân kali được tính theo phần trăm khối lượng tương ứng của N2O5, P2O5 và K2O.

(2) Người ta không bón phân ure kèm với vôi.

(3) Phân lân chứa nhiều photpho nhất là supephotphat kép.

(4) Quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                                         C. 3                                         D. 4

28. Dẫn từ từ 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 7,50 gam.               B. 9,05 gam.                            C. 81,50 gam.                          D. 10,60 gam.

29. Hấp thụ toàn bộ 0,336 lít CO2 vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Khối lượng kết tủa thu được được sau phản ứng là:

A. 1,50 gam.               B. 2,43 gam.                            C. 4,86 gam.                            D. 3,00 gam.

1. Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?

A. H2CO3.                   B. NH3.                                   C. NaNO3.                              D. Fe(OH)2.

2. Dung dịch chất nào dưới đây (cùng nồng độ mol) có giá trị pH lớn nhất so với các dung dịch còn lại?

A. KOH.                     B. HCl.                                    C. H2SO4.                                D. Ba(OH)2.

3. Dung dịch không tác dụng được với Ca(HCO3)2 là:

A. H2SO4.                   B. NaOH.                                C. KCl.                                    D. Na2CO3.

4. Cho các PTHH sau:

(1) 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O     

(2) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O

(3) NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NH3 + 2H2O  

(4) (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NH3 + 2H2O

Phương trình ion rút gọn: NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O tương ứng với PTHH nào?

A. (1), (2).                   B. (2), (3).                               C. (2), (4).                               D. (1), (3).

5. Dung dịch A có pH > 7, dung dịch B có pH < 7, dung dịch D có pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D thấy xuất hiện kết tủa trắng. A, B, D lần lượt là:

A. NaOH; NH4Cl; Ba(HCO3)2.                                              B. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2.

C. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2.                                             D. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4.

6. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là:

A. NaHCO3.               B. NaOH.                                C. NH4Cl.                               D. K2SO4.

7. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch: Na2CO3, KHSO4, BaCl2, Ba(OH)2 là:

A. dung dịch HCl.      B. dung dịch NaOH.              C. dung dịch phenolphtalein.  D. quỳ tím.