Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu 14: Bước sang những năm sau 1871 vị trí kinh tế theo thứ tự giữa các nước là?

A Anh, Pháp,Mĩ,Đức.

B. Pháp,Anh,Đức,Mĩ

C. Mĩ, Đức, Anh,Pháp

D. Mĩ,Anh,Đức,Pháp

Câu 15: Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?

A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.

C. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.

D. Chống chiến tranh đế quốc.

Câu 16: Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi ( 1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?

A. Sơn Đông

B. Nam Kinh

C. Vũ Xương

D. Bắc Kinh

Câu 17: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?

A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.

C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

Câu 18 Quốc tế thứ hai Không có đóng góp nào sau đây?

A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.

B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.

C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.

D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.

Câu 19 “Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?

A. C.Mác

B. Ăng-ghen

C. Lê-nin

D. Xanh Xi-mông

Câu 20: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?

A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.

B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.

C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.

D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.

Câu 21 Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.

C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.

D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.

Câu 22 Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc ( 1898) có ý nghĩa gì?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.

 

Câu 1. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?

     A. 1769 B. 1764

     C. 1784 D. 1785

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?

     A. Sản xuất lương thực B. Sản xuất công nghiệp nặng

     C. Sản xuất công nghiệp nhẹ D. Xuất khẩu tư bản, thương mại

Câu 3. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?

      A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình

      C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Bãi công

Câu 4. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?

     A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.

     B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

     C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.

     D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì:

    A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.

    B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.

    C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.

    D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Câu 6. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho :

A. Nhân dân lao động Anh B. Quí tộc cũ

B. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D. Vua nước Anh

  Câu 7 . Cách mạng Tân Hợi (1911).

    A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    B. Là cuộc khởi nghĩa nông dân C. Là cuộc cách mạng vô sản

 D. Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức

Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành:

    A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp khai khoáng.

   C. Công nghiệp dệt . D. Giao thông vận tải.

Câu 9. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng của :

A.Phong kiến

B-Tư sản

C-Nông dân

D-Vô sản

 

 

Câu 1: So với cây bên đường, vật nào là không chuyển động?

A. Ô tô đang chạy

 B. Người đang chạy thể dục

C. Hòn đá trên mặt đất

 D. Người đi xe đạp

Câu 2: Khi nói chiếc ô tô trên đường đang chuyển động là nói với vật mốc:

A. Người lái xe

B. Khách ngồi trong xe

C. Các bộ phận của xe

D. Cột điện bên đường

Câu 3: Trường hợp nào được coi là đứng yên?

A. Trái Đất so với Mặt Trời

B. Trái Đất so với con người

C. Con người so với Mặt Trời

D. Mặt Trăng so với Trái Đất

Câu 4: Chuyển động cơ học là.

A. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác

B. Sự thay đổi khoảng cách theo thời gian so với vật khác

C. Sự thay đổi khối lượng so với vật khác

D. Sự thay đổi thể tích theo thời gian so với vật khác

Câu 5: Dạng chuyển động nào sau đây là chuyển động thẳng

A. Viên phấn được ném đi theo phương ngang

B. Chiếc lá rơi trong không khí

C. Viên bi rơi từ trên cao xuống

D. Đầu kim giây của chiếc đồng hồ

Câu 6: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên có phụ thuộc vào:

A. Vật được chọn làm mốc

B. Khối lượng

C. Thời gian

D. Vận tốc

Câu 7: Một ô tô chuyển động với vận tốc 72 km/h = ? m/s

Câu 8 : Khi có một lực tác dụng lên một vật thì :

A. Độ lớn vận tốc luôn tăng.

B. Độ lớn của vận tốc luôn giảm.

C. Độ lớn vận tốc không thay đổi.

D. Độ lớn vận tốc của vật có thể tăng, giảm

Câu 9: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc

     A. km/h

     B. m/s

     C. cm.phút

      D. nút

Câu 10: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?

A. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

C. Công thức tính vận tốc là: v = S.t.

D. Đơn vị của vận tốc là km/h.

Câu 11: Một người đi máy bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách là 1800km, mất thời gian là hai giờ. Vậy máy bay đã bay với vận tốc là bao nhiêu?

Câu 12: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi 170m trong một phút và người thứ hai đi 7,5km hết 30 phút. Hỏi người nào đi nhanh hơn?

Câu 13: Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động cong?

   A. Xe ô tô chạy trên đương

   C. Máy bay đang bay.

   B. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời

   D. Chiếc xe đạp đang chạy trên đường

Câu 14: Chuyển động không đều là chuyển động:

  A. Có độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian

  B. Có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

  C. Có quãng đường thay đổi theo thời gian.

    D. Có thời gian thay đổi.

Câu 15: Một vật có khối lượng 5 kg được buộc vào sợi dây. Cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu để vật cân bằng?

Câu 16: Khi xe đang chuyển động nhanh, nếu phanh xe dừng lại đột ngột thì hành khách trên xe có xu hướng ngã chúi về phía trước là do:

A. Có lực ma sát

B. Có vận tốc

C. Có quán tính

D. Có lực hút

Câu 17: Một ô tô chuyển động từ Hà Nội đi Hải Phòng. Chuyển động của ô tô là:

A. Chuyển động đều

B. Chuyển động tròn đều

C. Chuyển động không đều

D. Chuyển động tròn không đều

Câu 18: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:

A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống

B. Chuyển động bay của một con chim

C. Chuyển động của đầu cách quạt khi chạy ổn định

D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Câu 19: Một người đi trên đoạn đường s1 mất thời gian là t1, và đi trên đoạn đường s2 mất thời gian là t2. Vậy vận tốc trung bình trên cả hai đoạn của người này được tính bằng công thức nào:

Câu 20: Một học sinh đi từ nhà đến trường mất 30ph. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 1,6km. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:

Câu 21: Một người đi xe đạp trên đoạn đường 3,6 km với vận tốc 12 km/h, sau đó người này lại đi tiếp 1,5km trong thời gian 2 giờ. Tính vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường?

Câu 22: Một đại lượng vectơ có:

A. Chỉ có phương và chiều xác định

B. Chỉ có phương và độ lớn xác định

C. Chỉ có chiều và độ lớn xác định

D. Phải có phương, chiều và độ lớn xác định

Câu 23: Một đại lượng vectơ được mô tả hình học là như sau:

A. Một đường thẳng B. Một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

C. Một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng D. Một đoạn thẳng

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Lực là nguyên nhân làm cho các vật CĐ

B. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của CĐ

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng

D. Câu B và C là đúng

Câu 25: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

A. F3 > F2 > F1

B. F2 > F3 > F1

C. F1 > F2 > F3

D. Một cách sắp xếp khác

Câu 26: Hai lực cân bằng là:

Câu 27: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.

B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.

D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa

Câu 28: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái , chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái

D. Đột ngột rẽ sang phải

Câu 29: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác:

A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B

B. Viên bi chuyển động đều từ B đến C

C. Viên bi chuyển động chậm dần từ C đến D

D. Viên bi chuyển động đều trên đoạn AC

 Câu 30: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

A. Điểm đặt ở trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

B. Điểm đặt ở trọng tâm của vật vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt ở trọng tâm của vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

D. Điểm đặt ở trọng tâm của vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Câu 31: Khi viên bi lăn trên mặt sàn, viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do:

A. Ma sát nghỉ

B. Ma sát lăn

C. Ma sát trượt

D. Cả 3 loại ma sát trên.

Câu 32: Khi đi trên gò đất trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền đất là để:

A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất

B. Giảm áp lực của chân lên mặt đất

C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất

D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất

Câu 33: Quan sát các đôi giày đã đi, các đế giày bị mòn là do:

A. Người đó có trọng lượng lớn

B. Giày bị mòn là do ma sát khi đi tiếp xúc với mặt đường

C. Người có trọng lượng nhẹ

D. Do bước chân không đều

Câu 34: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 35: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

C. Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

Câu 37: Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của tiếp xúc

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 38: Một ô tô chuyển động với vận tốc 40 km/h có nghĩa là:

A. Trong 1 giờ ô tô đi được 40 km

 B. Trong 2 giờ ô tô đi được 40 km

C. Trong 1 giờ ô tô đi được 40km/h

D. Trong 40 giờ ô tô đi được 1km

Câu 39: Chiều của lực ma sát:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động.

 C. Ngược chiều với chiều chuyển động.

B. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát.

D. Chiều nào cũng được

Câu 40: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là

10 000N.Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô là:

A. 10000N

B. 20000N

C. 30000N

D. 40000N