HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu 21. Áp lực là
A. Lực tác dụng lên mặt bị ép.
B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động.
Câu 20: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều
C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều và
Câu 19. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. thay đổi khối lượng B. thay đổi vận tốc
C. không thay đổi trạng thái D. không thay đổi hình dạng
Câu 18. Đơn vị vận tốc là:
A. km.h; B. m.s; C. km/h; D. s/m;
Câu 17. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
A. Vật đó không chuyển động.
B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.
CÂU 16 : Trọng lực đã thực hiện công trong trường hợp nào dưới đấy.
A. Tàu hỏa đang chuyển động. B. Người công nhân đang kéo vật lên cao.
B. Bạn học sinh đang đi trên dường D. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
CÂU 15 : Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,02m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
A. 2250 N/m2 B. 0,9N/m2.
C. 11250 N/m2 D. 450 N/m2
CÂU 14 : Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi
A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ dài của các nhánh bằng nhau
CÂU 13 : Cách nào dưới đây làm giảm áp suất ?
A. Tăng độ lớn của áp lực. B. Giảm diện tích mặt bị ép.
C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích mặt bị ép.
D. Giảm độ lớn của áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.
CÂU 12 : Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
B. Bánh xe máy đang lăn trên mặt đường.
C. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp.
D. Bạn học sinh đang ngồi học bài.