Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (1)

Phạm Quang Minh

Trường Yên hay Hoa Lư là tên gọi để chỉ khu vực có kinh đô của hai triều đình: Đại Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009) nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu di tích nằm cách Hà Nội gần 100km về phía Nam, tại đây còn có hai ngôi đền lớn thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng nhiều kiến trúc, di vật văn hóa thuộc về hai triều đại đó. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam, hàng năm có tổ chức đại lễ tại hai ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Nhân dân trong vùng mở hội Xuân tại khu vực từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Hội tổ chức nhiều trò vui như: thổi cơm thi, leo núi viếng cảnh, thi bơi chải... Nhưng truyền thống và hấp dẫn nhất là diễn lại tích "Cờ lau tập trận" và vì vậy hội Trường Yên trước đây được gọi là hội Cờ Lau. 
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trân cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long.
Hội Cờ Lau Trường Yên hàng năm tổ chức theo sự tích cờ lau tập trận như nêu trên. Tham gia cuộc rước trong hội cờ lau gồm toàn những em trai từ 14 đến 16 tuổi, mạnh khỏe, trong đó chọn một em đóng làm Đinh Bộ Lĩnh. Tất cả ăn mặc như mục đồng: đầu chít khăn đỏ, ngang lưng thắt lụa xanh, chân quấn xà cạp nâu, tay cầm cờ lau. Thoạt đầu, tất cả tập trung tại Trường Yên, rước Đinh Bộ Lĩnh bằng kiệu tay qua sông Hoàng Long đến làng Uy Viễn. Hội tại làng Uy Viễn khá nhộn nhịp. Theo nhịp trống và điệu cờ, đoàn quân cờ lau múa quanh kiệu của Đinh Bộ Lĩnh, những động tác đội ngũ dân quân tập trận, khi tiến, khi lui, khi sang ngang, khi dừng lại...
Tương truyền: đây đều là những động tác mà Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy đạo quân cờ lau thuở ấy. Sau một buổi sáng ở làng Uy Viễn, cuộc rước đưa Đinh Bộ Lĩnh trở về Trường Yên. Tại đây trình diễn những trò chơi truyền thống của hội. Cuộc diễn cờ lau tập trận trong hội Trường Yên, mấy năm gần đây được cấu trúc lại khác hơn, chừng 100 em trai chia làm hai phe, Đinh Bộ Lĩnh mặc hoàng bào (áo vua), có 3 con trâu đan bằng tre, dán giấy màu, to bằng trâu thật... trình diễn lại với nhiều chi tiết trong truyền thuyết.
Một trong những đặc điểm tiến bộ của hội lễ là không có lễ bái và các hoạt động mê tín khác. Các trò vui văn hóa của hội có trò thổi cơm thi. Cơm được thổi bằng thân cây lau; người dự thi được cấp cho nồi gạo, nhưng phải tìm thấy cây lau tươi làm củi, không được dùng hoa lau khô để mồi lửa mà tiện thân lau thành từng khẩu như khẩu mía, nhai lấy bã thổi cơm.
Ngoài hai ngôi đền lịch sử thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành được giới thiệu kỹ lưỡng, du khách còn được hướng dẫn thăm nhiều di tích có giá trị như: chùa Nhất Trụ - ngôi chùa tạo dựng từ triều đại Đinh, nơi còn lưu giữ lại cột Kinh Phật khắc bằng chữ Phạn (chữ nhà Phật); dấu vết kinh thành Hoa Lư có bóng dáng của hai vòng thành, các cửa thành với những địa danh quen thuộc như: cầu Dền, cầu Muống, cầu Đông... như ở Thăng Long và khu lăng Đinh Tiên Hoàng, lăng Lê Đại Hành.