HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu 1.
a) Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt?
b) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:
(1) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.
( Nguyễn Công Hoan)
(2) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.
( Nguyễn Thị Thu Hiền)
(3) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.
( giáo trình TV 3, ĐHSP)
d) Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!
(Nguyên Hồng)
Câu 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từxưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. ( Ngữ văn 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
c. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
d. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy?
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Trích Ngữ văn 7, tập hai)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt nào?
c. Tìm các câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết thành phần nào được rút gọn? Việc sử dụng các câu rút gọn đó có tác dụng gì?